Lục mạch thần kiếm - Hồi 033

Lục mạch thần kiếm - Hồi 033

Nhìn nét chữ sinh lòng nghi hoặc

Ngày đăng: 10-05-2012
Tổng cộng 160 hồi
Đánh giá: 9/10 với 1719211 lượt xem

Tiêu Phong vận nội kinh vào lòng bàn tay cố giữ A Châu khỏi thoát hết chân lực ra ngoài. Ông sa lệ hỏi:

- Sao nàng không bảo tôi? Nếu tôi biết y là gia gia nàng.

Ông nói dở câu rồi không biết nói gì thêm nữa. Ông không biết Ðoàn Chính Thuần là thân phụ A Châu. giả tỷ ông biết rõ từ trước kẻ tử thù của mình lại là người cha thân yêu của nàng thì đối phó ra sao?

A Châu nói:

- Tôi nghĩ đi nghĩ lại đã nhiều, đo đắn rất lâu nhưng đại loại biết nói thế nào cho được? Chẳng lẽ tôi lại xin đại ca đừng báo thù cho năm người thân ái của đại ca bị thảm tử. Tôi suy đi tính lại khẩn cầu đại ca một điều vô lý như vậy, liệu đại ca có ưng thuận chăng?

Tiếng nàng nói mỗi lúc nhỏ đi, ngoài trời vẫn sấm sét ầm ầm không ngớt. Nhưng Tiêu Phong nghe mỗi câu nói của A Châu còn động phách hơn sấm sét nhiều.

Ông vò đầu bứt tai nói:

- Sao nàng không bảo gia gia trốn đi nơi khác đừng đến đây nữa? Nếu gia gia là bậc anh hùng hảo hán không chịu thất nàng giả trang ra tôi ước hẹn với gia gia đến nơi xa xăm và đồng tương hội đến một ngày khác. Sao nàng lại chịu khổ thân thế này.

A Châu nói:

- Tôi cũng muốn nhắc nhở đại ca rằng một người có thể đánh chết ai mà thực không phải bản tâm họ. Cố nhiên là đại ca muốn giết tôi, nhưng lầm lỡ đánh tôi một chưởng. Gia gia tôi giết song thân đại ca cũng do sự vô ý mà làm nên tội lỗi.

Tiêu Phong cúi xuống nhìn hai mắt nàng. Lúc này những đám mây đen ngẫu nhiên tản mát đi, để lộ ánh sao lờ mờ, ông thấy mắt nàng lộ ra xiết bao tình lưu luyến. Ông có cảm tưởng rung động cả tâm can và phát giác ra rằng A Châu là người tình tứ rất sâu đậm mà trước đây mình không tưởng đến mối tình của nàng lại đằm thắm quá như vậy.
Ông hỏi:

- A Châu, A Châu nàng ơi! Tôi coi dường như nàng còn nguyên nhân nào khác, ngoài nguyên nhân muốn cứu phụ thân và để nhắc nhở cho tôi biết thế nào là vô tâm gây nên tội lỗi. Tôi biết rỏ nàng hy sinh đời sống cho tôi.

Ông đưa tay ra ẵm người nàng đứng lên. Trời vẫn mưa to. Từng dòng nước mưa đổ xuống đầu, và tát vào mặt ông.

A Châu nét mặt bổng tươi lên, tựa hồ nàng thấy Tiêu Phong đã hiểu rõ thâm ý của mình mà lộ vẻ mừng vui.

Nàng tự biết mình sắp chết đến nơi rồi, tuy nàng không mong gì tình lang hiểu rõ nỗi lòng thầm kín bấy lâu nay, mà bây giờ được ông đã hiểu rõ rồi.


Tiêu Phong hỏi lại:

- A Châu nàng ơi! Thật nàng đã hy sinh vì tôi, có đúng thế không?

A Châu đáp:

- Ðúng.

Tiêu Phong hỏi dồn:

- Vậy là làm sao? Nàng nói rõ đi.

A Châu nói:

- Họ Ðoàn nước Ðại Lý có môn "Lục mạch thần kiếm." Ðại ca đánh chết Trấn Nam Vương của họ, khi nào họ chịu bỏ qua? Ðại ca...

Tiêu Phong giật mình tỉnh ngộ, bất giác hai hàng nước mắt nóng chảy xuống như mưa.

A Châu lại nói:

- Tôi xin đại ca một việc đại ca có ứng cho tôi không?

Tiêu Phong đáp:

- Ðừng nói một việc, dù đến trăm việc, ngàn việc tôi cũng nhất y lời.

A Châu nói:

- Tôi chỉ có một đứa em gái cùng cha mẹ sinh ra. Chúng tôi thuở nhỏ không được ở với nhau, xin đại ca chiếu cố đến nó, tôi lo nó lầm đường lạc lối.

Tiêu Phong gượng cười nói:

- Chờ cho người nàng khỏe hẳn rồi chúng ta cùng tìm chị em đoàn tụ. Tính y tinh quái lắm, e rằng không được như vậy nàng săn sóc dạy dỗ y.

A Châu thều thào nói:

- Chờ cho tôi khỏe hẳn... Tôi khỏe hẳn rồi thì đại ca cùng đi ra ngoài ải Nhạn Môn Quan thả dê chăn cừu. Ðại ca liệu em tôi có chịu đi không?

Tiêu Phong đáp:

- Tất nhiên là y chịu lắm. Chị ruột cùng chồng chị bảo đi y không chịu?


Bất thìn lìnhh có tiếng người ho vang lên.
Một người từ dưới sông chỗ gầm cầu vọt lên, lớn tiếng la:

- Ðẹp mặt chưa? Các người nói cái gì mà chị ruột với chị? Tôi không đi đâu!

Người này thân hình bé nhỏ, mặc áo lội nước, chính là A Châu.

Tiên Phong từ lúc lỡ tay đánh A Châu một chưởng, bao tâm trí để cả vào nàng. Bản lãnh như ông, lẽ nào không phải ra người nấp dưới gầm cầu? Nhưng một là vì mưa to sét ầm ầm, hai là vì tâm thần rối loạn, nên mãi đến lúc A Tử xuất hiện ông mới biết, ông giật mình, cất tiếng gọi to:

- A Tử. A Tử Cô lại đây mà coi chị cô.

A Tử bĩu môi đáp:

- Ta nấp dưới gầm cầu định để coi người cùng gia gia ta đánh nhau quyết liệt. Nào ngờ ngươi phải tỷ nương ta. Hai người to nhỏ thầm thì, ta không muốn nghe. Các người đã nói chuyện tình ái với nhau thì chớ, sao lại dính cả ta vào?

Nàng vừa nói, vừa tiến lại gần.

A Châu nói:

- Muội nương ơi! Sau này Tiêu đại ca sẽ chiếu cố đến em... Em cũng phải hết lòng với đại ca.

A Tử cười khanh khách nói:

- Thằng cha man rợ thô lỗ khó coi này, tôi không thể nhìn nhận y được?

Tiêu Phong đang bồng A Châu lên định tìm chổ trú mưa, thì thấy người nàng giẫy lên mấy cái đầu rủ xuống, mớ tóc đẹp xõa trên vai ông người nàng không nhúc nhích nữa.

Tiêu Phong thất kinh kêu lên:

- A Châu, A châu!

Mạch máu nàng đã ngừng chạy.

Tiêu Phong hoảng hốt, trái tim cơ hồ ngừng đập. Ông để tay lên mũi nàng, thì nàng tắt thở rồi. Ông vẫn gọi giật giọng:

- A Châu, A châu!

Nhưng dù ông có gọi đến trăm lần cũng không thưa nữa.

A Tử thấy A Châu chết rồi, nàng cũng kinh hãi không đùa cợt nữa. Nàng căm giận run lên nói:

- Mi đánh chết tỉ nương ta... Mi đánh chết tỉ nương ta!

Tiêu phong nói:

- Phải rồi, chính tôi đánh chết lệnh tỉ, thì cô nên vì tình tỉ mình mà báo thù. Cô giết tôi đi, mau lên! Mau lên!

Ông hạ tay cho A Châu thấp xuống rồi ưỡn ngực ra kêu lên:
- Cô giết chết tôi đi!

Thực tình ông mong A Tử cầm dao đâm vào ngực ông, thì ông mới thoát khỏi nỗi đau khổ vô cùng tận này.

A Tử thấy Tiêu Phong mặt mũi nhăn nhó gân guốc trông dễ sợ, cũng kêu lên:

- Mi... Mi đừng giết ta.

Tiêu Phong chạy gần lại hai bước, đưa tay xé áo đánh roạch tiếng. Áo rách để hở ngực ra. Ông nói:

- Cô có độc châm, độc chùy... cô phóng chết tôi đi!...

A Tử nhờ ánh chớp lóe lên, trông rõ ngực Tiêu Phong có đầu con sói xanh, nhe nanh giơ vuốt, hình thù dử tợn lại càng hét lên một tiếng rồi ù té chạy.

Tiêu Phong đứng trên cầu đá ngẩn người ra một lúc, tay đập mạnh một cái vào lan can cầu đánh chát một tiếng. Một mãnh thành cầu rơi tõm xuống sông.

Gan ruột Tiêu Phong cũng rã rời chẳng khác gì phiến đá rơi khỏi cầu. Ông muốn gào khóc mà khóc không ra tiếng.

Một luồng chớp nhoáng soi rõ mặt A Châu. Những nét đẹp tha thiết như còn lưu lại trên đôi mí mắt nàng.
Tiêu Phong gào một tiếng:

- A Châu!

Rồi ôm người nàng lên chạy thẳng vào chốn đồng hoang van ầm ầm, mưa như trút nước. Tiêu Phong lúc chạy lên núi, xuống khe mà ông chẳng biết thân mình đang ở nơi đâu, loạn như kẻ điên khùng.

Một lúc lâu, sấm sét tạm đình nhưng vẫn còn mưa to, Phương Ðông đã hé ánh bình minh, một lúc sau thì trời sáng rõ.

Tiêu Phong chạy đã lâu mà không biết mõi mệt là gì. Ông chỉ mong thân hình tàn tạ và chết ngay đi để vĩnh viễn được bầu bạn với A Châu.

Dưới đồng những người mặc áo tơi vác cày cuốc qua lại, ai thấy Tiêu Phong vẻ mặt phờ phạc ghê gớm, đều không khỏi kinh dị. Ông cứ chạy tràn, chạy ẩu, chẳng còn biết trời đất gì nữa. Quanh quẩn thế nào, lại chạy vào cầu đá xanh.

Tiêu Phong miệng vẫn lảm nhảm:

- Ta đi tìm Ðoàn Chính Thuần kêu y giết ta đi để báo thù cho con gái y!

Thế rồi ông chạy càng nhanh về phí Tiểu Kính Hồ.

Chẳng mấy chốc đã đến bên hồ.
Tiêu Phong cất tiếng gọi to:

- Ðoàn Chính Thuần! Ta giết con gái ngươi rồi đây! Ngươi ra ma giết ta đi! Ta quyết không đánh trả đâu. Ngươi ra đây giết ta mau.

Ông cắp ngang A Châu đứng trước rừng phương trúc, chời đã lâu mà trong rừng vẫn lặng ngắt như tờ, không thấy ai ra.

Tiêu Phong chạy lại thẳng vào rừng đến trước căn nhà tre đạp tung cánh cửa bước vào gọi to:

- Ðoàn Chính Thuần ngươi giết ta đi!

Nhưng chỉ là căn nhà bỏ trống, chẳng còn một ai. Ông tìm khắp cả hiên trước, hiên sau, chẳng những không thấy Ðoàn Chính Thuần cùng bọn thuộc hạ mà cả chủ nhân căn nhà tre này là Nguyễn Tinh Trúc và A Tử cũng không ở đó nữa. Những đồ trần thiết vẫn còn y nguyên như cũ. Chắc là bọn này hốt hoảng ra đi không kịp thu dọn gì nữa, nên bỏ lại.

Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Phải rồi! A Tử đem tin về, chắc hiểu ta đến giết thân phụ cô để báo thù, Ðoàn Chính Thuần tuy không muốn chạy, nhưng thiếu phụ họ Nguyễn kia cùng bọn thuộc hạ bắt buộc phải xa chạy cao bay. Chao ôi! Ta có lại giết ngươi đâu? Ta đến để cho ngươi giết ta. Ta chỉ mong ngươi giết mà thôi.

Tiêu Phong lại la lên:

- Ðoàn Chính Thuần! Ðoàn Chính Thuần!

Âm thanh vang dội cả một góc rừng, nhưng chỉ nghe tiếng gió rú, rừng trúc rạt rào, mà chẳng thấy tiếng người.

Bên hồ Tiểu kính, rừng phượng trúc quạnh quẽ không một bóng người.
Tiêu Phong tưởng chừng như một khoảng trời đất bao la chỉ có một mình mình.

Từ lúc A Châu chết đi, ông vẫn ẵm luôn trong lòng, không khi nào đặt nàng xuống, và không biết bao nhiêu lần ông vận động chí công để truyền vào nội thể nàng, những mong trời thương hại như lần trước nàng đã bị trúng "kim cương chưởng" của chưởng môn phương trượng chùa Thiếu Lâm. Những lần đó, nàng bị rung chuyển còn lần nầy thì trúng thực một chưởng "cang long hữu hối" của Tiêu Phong đánh giữa ngực thì còn sống làm sau được?

Qua một lúc nữa, Tiêu Phong càng thêm bàng hoàng. Ông đặt A Châu ngồi xuống trước thềm vẻ mặt thẩn thờ, từ sáng đến trưa, trưa đến tối.

Bây giờ đã hết mưa vòm trời xanh ngắt. Ánh là dương như tỏa chiếu vào người A Châu.

Khi Tiêu Phong ở tự Hiến Trang bị quần hùng vây đánh anh em phản bạn, bao người thân thích phân ly. Tình thế cực kỳ nguy hiểm, nhưng ông không vì thế mà bàng hoàng lo lắng. Lúc này chính tay ông đã gây nên một sự lầm lỡ quá lớn không còn cách nào phục hồi được. Ông càng nghĩ càng thấy mình cô đơn hiu quạnh. Ông suy nghĩ đến cuộc sống trên đời không còn một chút lạc thú nào nữa:

A Châu đã chết thay cho phụ thân nàng, mình không thể đi tìm Ðoàn Chính Thuần để báo thù. Thế thì còn có việc gì mà làm? Cơ nghiệp này của Cái Bang chỉ là để minh xác hùng tâm tráng trí trong bao niên, bây giờ không đáng để cho mình quan hoài nữa.

Tiêu Phong chạy ra sau nhà, chợt nhìn thấy cái bồ cào trên tường thì nghĩ bụng:

Thôi ta vĩnh viễn ở đây để bầu bạn với A Châu. Ông liền bồng nàng sang tay trái, còn tay phải cầm bồ cào đi vào rừng trúc. Ông đào xong một cái huyệt, lại đào thêm một cái nữa bằng đầu với cái trước.

Ðào huyệt xong, Tiêu Phong nghĩ bụng:

- Song thân nàng trở lại đây, không biết ngôi mộ nào, có khi lại đào lên xem. Chi bằng ta dựng bia lên mộ.

Nghĩ vậy ông bẻ một đoạn trúc bửa làm đôi, quay về nhà bếp lấy dao vót nhẵn rồi sang phòng mé tây.

Trong phòng này có để sẵn giấy bút mực, áp tường kê một gía sách. Ðây chắc là nơi Nguyễn Tinh Trúc ngồi xem sách.

Tiêu Phong mài mực, cầm bút viết vào một mảnh trúc dòng chữ: "Khất Ðan mãng phu Tiêu Phong chi mộ"

Ông lại cầm mảnh trúc thứ hai trầm ngâm tự hỏi: "Ta biết viết thế nào đây?" Ông toan viết "Tiêu môn Ðoàn phu nhân chi mộ" rồi ông lại lắc đầu nói một mình: "Không được! Tuy nàng có đính ước nghĩa phu thê với ta, song chưa thành hôn. Lúc chết nàng vẫn là cô gái còn trinh bạch mà mình kêu bằng phu nhân chẳng hóa ra tiết mạn nàng ru"? Ông lại suy nghĩ lúc nữa mà chưa giải quyết được. Lúc ngửng đầu lên ngẫu nhiên để mắt vào bức tứ bình trên vách có viết mấy hàng chử.
Tiêu Phong thuận miệng đọc ngay lên thì ra một bài "từ" đại ý như sau:

Sóng thu dường điểm mực,
Tóc Phượng rủ bên tai.
Dung nhan tuấn nhã,
Vẽ thiên nhiên càng ngắm càng tươi.

Nhớ lại:

Cách hoa nhìn bóng dáng,
Vằng vặc ánh sao thưa.
Ngồi tựa lan can ngắm,
Mặt hồ gương phẳng lặng như tờ.

Vẻ người đoan chinh,
Hồn mộng mơ màng.
Kìa ai ngấp nghé,
Người thanh tao đáng mặt đàn lang.

Lặng lẽ canh chầy ngóng,
Chờ nhau một nụ cười.
Xét trong tình ý,
Tác hợp duyên kia đã vẹn mười.

Nồng nàng giấc điệp,
Chung gối uyên ương.
Người còn ngái ngủ,
Luống ngại ngùng đến trước đài gương.

Ngồi trong trướng:
Ðôi bên nhìn mặt,
E ngại bẽ bàng.
Nhìn nhau trước điện,
Ánh đèn lại ngỡ ánh dương quang.

Tàng tàng chén cúc,
Rạo rực đàn ca.
Thềm lan sức núc,
Tống tình đôi mắt những đưa qua.

Bao giờ quên được:
Hình ảnh lúc chia phôi,
Khăn là ướt đẫm.
Ly biệt đôi hàng giọt lệ rơi,

Tiêu Phong cứ đọc từng chữ một, nhưng ông ít xem sách nên chưa thông văn lý, huống chi bà từ nay trong đó bảy, tám chữ chưa biết. Ông xem bài từ này mà không hiểu dụng ý dùng để miêu tả đôi mắt đẹp của mỹ nhân. Ðoạn trên nói về đôi bên nam nữ cùng nhau ước định mối tình. Còn đoạn dưới nói đến lúc chia ly. Tiêu Phong coi một cách hàm hồ không để ý đến bài từ nói gì. Ông cứ thuận miệng đọc cho đến hết. Phía dưới bài từ có đề mấy dòng chữ lạc khoản: Khúc sấm Viên Xuân này viết tặng Trúc Muội để che vách nát và để kỷ niệm những ngày mài miệt với người mắt sáng lưng thon, không còn biết đến trời đất lại quyên cả tháng ngày.

"Ðoàn Nhị nước Ðại Lý đề nhảm giữa lúc say mèm." Ðọc xong. Tiêu Phong cất giọng oang oang lặp lại:

- Chà! Thằng cha nầy sung sướng thật!." .. mài miệt cùng người mắt sáng lưng thon, không còn biết đến trời đất quên cả tháng ngày. Ðoàn Nhị nước Ðại Lý đề nhảm lúc say mèm." Ðoàn Nhị nước Ðại lý là ai? Thôi phải rồi! Ðoàn Chính Thuần đề tặng cho tình nhân y là Nguyễn Tinh Trúc. Ðây là một thiên tình sử vui tươi trước kia của gia gia cùng má má A Châu.

Rồi ông tự đặt câu hỏi và tự trả lời:

- Nhưng tại sao y lại dám đáng hoàng treo tại nơi đây, không sợ người ta cười cho ư? À phải rồi! Ít khi có người vào đến chốn rừng trúc này. Bình nhật chỉ có mình má má nàng ở đây thôi. Không chừng Ðoàn Chính Thuần qua chơi chốn cũ mới đem ra treo. Ông xem kỹ lại bức tứ bình thấy màu giấy vàng khè liền nói:

- Bức tứ bình này viết có đến mười mấy năm rồi.

Tiêu Phong là người rất tinh tế, tuy ông đã quyết ý tự sát đặng xuống Diêm đài bầu bạn với A Châu. Nhưng một khi ông đã thấy bất luận là sự vật gì mà bên trong còn có điều kỳ dị chưa hiểu, ông cũng không chịu bỏ qua.

Ông tự hỏi: "Bây giờ mình biết đề mộ chi A Châu thế nào đây? ."

Ông tìm mãi không ra được danh từ nào vừa ý liền viết vỏn vẹn có bốn chữ:

"A Châu chi mộ"

Rồi bỏ bút xuống đứng lên cầm thanh trúc bào cắm ở trước định bụng hãy chôn táng cho nàng yên đã rồi mình sẽ tự sát sau.

Tiêu Phong ẳm A Châu lên, lại đưa mắt nhìn bứt tứ bình lần cuối. Bất thình lình ông nhảy tung người rồi hốt hoảng la lên với một kinh dị:

- Ô hay! Sao thế này? Trật rồi! Việc này quả là trật rồi!

Ðoạn bước gần lại coi kỹ bức tứ bình thấy lối chữ nho nhã thanh lịch rõ ra con người phú qúy.

Ðồng thời tựa như bên tai có tiếng người nói lớn:

- Chữ viết trên bức thư kia "Thủ lãnh đại ca" gửi cho Bang chúa so với chữ viết trên bức tứ bình hoàn toàn khác nhau, có phải chữ của một người? .

Tiêu Phong tuy là người ít thông hiểu văn tự, không biết mẫu bút tích. Nhưng chữ viết trên bứt tứ bình rõ ra một lối lão luyện thúc, còn chữ viết trên bức thư nét gầy mà gân guốc, vừa trông biết ngay là do tay một người võ biền tong đám giang hồ. Hai tên khác nhau đặt biệt, ai trông cũng nhận ra ngay.

Tiêu Phong giương cặp mắt tròn xoe nhìn chằm chặp vào bình, tựa hồ như muốn tìm ở mấy hàng chữ này những điều hoặc những âm mưu khuất khúc bên trong. 

Hồi trước Hồi sau

"Ủng hộ" mình duy trì website nhé.
Đổi DNS sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 để vào web nhanh hơn, chi tiết search Google cách đổi dùm mình.
Link aff nếu mua hàng từ 2 sàn: shopee ở đây còn lazada ở đây.