Lục mạch thần kiếm - Hồi 139
Những đồ hình quái dị trong thư phòng
Ngày đăng: 10-05-2012
Tổng cộng 160 hồi
Đánh giá: 9.9/10 với 1719204 lượt xem
Ðoàn người đi thêm vài khúc quanh nữa, bỗng nghe tiếng nước chảy róc rách. Họ đã đến bên cạnh một khe suối. Trong chốn cấm cung mà đột nhiên thấy lạch nước sâu này, ai cũng không khỏi đem mối nghi ngờ.
Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, có kẻ nóng tính đã toan nổi hung.
Ả cung nữ kia nói:
- Muốn vào trong thư phòng kia phải qua dòng suối U Lan này. Mời các vị sang qua đi.
Hai bên suối có bốn bó đuốc ánh sáng lập loè.
Ðoàn người nhìn thấy ả cung nữ thò chân xuống suối được bất giác đều la hoảng.
Ngờ đâu thân hình ả mềm mại, nhẹ nhàng lướt trên mặt nước như đi trên không.
Ai nấy đều lấy làm kinh dị và ngờ là dưới nước suối có nhu cầu bằng dây sắt để người đặt chân xuống mà đi, chứ có lý nào người lại đi trên mặt nước được?
Mọi người chú ý nhìn thì quả nhiên thấy một đường dây sắt rất nhỏ buộc từ bờ bên này sang bờ bên kia. Sợi dây sắt này đã nhỏ lại đen sì trông lẫn với màu nước suối, hơn nữa trời đêm tối, dưới ánh đuốc chập chờn khi tỏ, khi mờ nên không nhìn thấy rõ.
Mọi người thấy dòng suối này khá sâu nếu xẩy chân ngã xuống dù chẳng đến nỗi chết đuối, cũng bị ướt hết quần áo nhơ nhớp khó coi. Nhưng những người này đến Tây Hạ cầu thân hoặc đi theo chủ nhân để hộ vệ nên võ công đều rất cao thâm, họ liền thi triển khinh công đi trên dây sắt để sang bờ bên kia.
Ðoàn Dự tuy không hiểu võ công, nhưng phép Lăng Ba Vi Bộ chàng đã luyện rất thành thuộc.
Ba Thiên Thạch dắt tay chàng, hai người nhẹ nhàng đi trên sợi dây bắt ngang suối.
Thực ra bây giờ Ðoàn Dự đã được thêm nội lực của Cưu Ma Trí, khinh công chàng có phần hơn cả Ba Thiên Thạch mà chàng không tự biết.
Ðoàn người đi qua suối rồi, ả cung nữ không hiểu có bấm vào cơ quan nào ở bên vách đá mà thấy đánh véo một tiếng. Sợi dây sắt đã tự co về ẩn vào trong đám cỏ rậm không thấy đâu nữa.
Mọi người kinh hãi vô cùng. Họ nghĩ thầm:
- Dòng suối này rất sâu và khá rộng, thiệt khó mà bay qua được. Hay là nước Tây Hạ quả có lòng mờ ám? Không thế thì sao công chúa ở trong khuê phòng lại còn đặt cơ quan này?
Mọi người đều ngấm ngầm đề phòng, nhưng không ai lên tiếng và chỉ âm thầm hối hận:
- Sao mà mình ngu dại đến thế? Lúc vào cung lại không đeo tuỳ thân binh khí.
Người cung nữ kéo sợi dây sắt xong rồi nói:
- Xin mời các vị vào trong này!
Ðoàn người đi theo ả xuyên qua khu rừng trúc lớn đến trước một sơn động.
Ả cung nữ gõ lên mấy tiếng.
Cánh cửa động mở ra, ả cung nữ giơ tay ra nói:
- Mời các vị! Rồi đi vào.
Ba Thiên Thạch khẽ hỏi Chu Ðan Thần:
- Chu hiền đệ tính sao?
Chu Ðan Thần trong lòng cũng hoang mang bất định, chẳng hiểu nên bảo Ðoàn Dự ở lại hay để chàng cùng dấn thân vào nơi nguy hiểm? Nhưng gã lại nghĩ rằng nếu không tiến vào sơn động thì cố nhiên không có cách nào bắn sẽ trúng đích được.
Hai gã còn đang ngần ngừ thì Ðoàn Dự đã cùng Tiêu Phong sánh vai đi vào, Ba, Chu đành dắt tay nhau đi theo sau.
Ðoàn người vào sơn động, đang tiến theo một con đường hầm thì đột nhiên có ánh sáng loà.
Mọi người đã vào đến một toà đại sảnh.
Toà sảnh đường này so với căn nhà ngồi uống trà vừa rồi rộng gấp ba lần.
Nguyên là một chỗ sơn động thiên nhiên và đã được vô số nhân công kiến trúc tu chỉnh lại. Tường vách cực kỳ nhẵn nhụi, chỗ nào cũng treo tranh vẽ hoặc đối liễn. Ðại khái các sơn động đều ẩm ướt, song nơi đây lại rất khô khan sạch sẽ.
Những tranh vẽ cùng chữ viết không bị ẩm ướt chi hết. Một bên sảnh đường có kê một giá sách lớn. Trên bàn có đủ văn phòng tứ bảo và bốn cái ghế đá, bàn đá.
Ả cung nữ lại lên tiếng:
- Ðây là thư phòng của công chúa nương nương. Xin mời liệt vị ngoạn thưởng bút thiếp cùng tranh vẽ.
Mọi người thấy cách trang trí trong sảnh đường không ra vẻ một chốn thư phòng của công chúa đều lấy làm kinh ngạc. Nhưng nơi đây đủ cả án sách cùng tranh vẽ, bút thiếp thì đúng là một căn thư phòng. Ðoàn người này số đông là hạng võ biền, nên ít hiểu về bút thiếp và tranh vẽ.
Tiêu Phong và Hư Trúc tuy võ công cao cường, nhưng về văn học không am hiểu gì mấy.
Hai người sóng vai ngồi xuống đất để ý xem động tĩnh bọn người cùng đi với mình.
Về đường lịch duyệt, kiến thức Tiêu Phong còn cao hơn Hư Trúc gấp mười. Tuy bề ngoài chàng không tỏ vẻ quan tâm đối với những đối liễn cùng tranh vẽ trên tường, không tỏ vẻ gì sốt sắng hết, mà thực ra lúc nào cũng chầm chập để ý đến ả cung nữ, ông biết ả cung nữ này rất quan hệ. Nếu nước Tây Hạ đặt mai phục hay có giảo kế gì, đều do cô bé mặt mũi xinh đẹp đó quyết định hay phát động.
Lúc này Tiêu Phong đã biết trong bóng tối có người dòm ngó mà bề ngoài tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì, tinh thần ông cực kỳ căng thẳng. Ông định bụng nếu xảy ra biến cố gì, lập tức nắm lấy ả cung nữ rồi sẽ nói chuyện, không để cho ả kịp trốn tránh.
Bọn Ðoàn Dự, Chu Ðan Thần, Mộ Dung Phục, Công Dã Càn mấy người chạy lại gần vách để xem chữ viết và tranh vẽ.
Ðặng Bách Xuyên là con người tâm cơ tinh tế, lại thẳng án sách để xem những bức danh hoạ, nhưng thực ra là gã để ý xem xét các bức tường vách có cơ bí ẩn gì không, hoặc có đường nào thoát ra chăng?
Chỉ có Bao Bất Ðồng là bẻm mép, miệng không ngớt chê những bức vẽ trên tường. Y không bảo tranh xấu mà chỉ chê nét bút, nét vẽ không có gân. Tây Hạ tuy là một xứ hẻo lánh tận biên thuỳ, lập quốc chưa được bao lâu nên tranh vẽ cùng bút thiếp ở trong cung hãy còn kém nhà Ðại Tống và nước Ðại Liêu xa lắm. Nhưng là chỗ Ðế vương thì cũng khác với thường dân nhiều.
Trong thư phòng của công chúa cũng có nhiều bút thiếp từ đời Tấn, đời Ðường cùng những tranh vẽ đời Nam Tống, Bắc Tống mà Bao Bất Ðồng chê bai chẳng còn giá trũ gì nữa.
Hồi ấy, bút thiếp của bốn nhà Tô, Huỳnh, Mễ, Thái được lửu truyền khắp thiên hạ. Trong cung nước Tây Hạ mua được khá nhiều tự tích của Tô Ðông Pha, Huỳnh Sơn Cốc. Chẳng những Bao Bất Ðồng chê bút thiếp của Tô, Huỳnh, Mễ, Thái chẳng vào đâu, gã còn cho cả bút thiếp của Chung, Vương, Chử, Âu cũng không đáng lọt vào mắt gã.
Ả cung nữ nghe gã nói thiên hô bát sát, phê bình loạn xạ chẳng kiêng nể gì ai thì kinh hãi vô cùng, liền chạy lại gần khẽ hỏi:
- Bao tiên sinh! Những chữ này viết không tốt thật ử? Công chúa nương nương cho là bút pháp cực kỳ tinh diệu đấy!
Bao Bất Ðồng đáp:
- Công chúa nương nương ở nước Tây Hạ hẻo lánh chưa được thấy bút pháp của những tay đại danh sĩ, đại tài tử đất Trung Nguyên. Nương nương cần phải vào Trung Nguyên mới biết rõ được. Tiểu Muội tử cô cũng nên đi theo công chúa nương nương vào Trung Nguyên để mở rộng tầm con mắt, chứ cứ ở lỳ đây hoài không đi đến đâu, thì suốt đời quê kệch hủ lậu.
Ả cung nữ gật đầu khen phải.
Ðoàn Dự đi xem kỹ từng bức một. Ðột nhiên chàng thấy bức tranh vẽ một người nữ sĩ ăn mặc theo thời cổ, chàng bất giác giật mình kinh hãi "Ồ" lên một tiếng.
Nguyên người trong đồ hình này là một vũ nữ giống Vương Ngọc Yến như đúc. Nhưng tay trái nàng cầm kim tay phải cầm sợi chỉ. Nàng ngồi bên cửa sổ xỏ kim khâu. Trên đầu gối nàng đặt một tấm đoạn bằng tơ, dường như đang thêu hoa.
Ðoàn Dự không nhẫn nại được nữa, la lên:
- Nhị ca! Lại đây mà coi! Hư Trúc theo lời chạy đến gần. Y vừa nhìn thấy cũng lấy làm kinh dị , tự hỏi: Bức hoạ Vương cô nương sao lại xuất hiện ở nơi đây. Bức hoạ này sao lại giống cả bức đồ hình mà sư phụ đã đửa cho mình, tướng mạo không sai một chút nào mà chỉ hơi khác về xuân sắc.
Ðoàn Dự càng nghĩ càng lấy làm kỳ, chàng không nhũn được đưa tay ra sờ vào bức hoạ đồ. Ngón tay chàng vừa chạm vào tường vách liền phát giác ra trên tường có rất nhiều nét vẽ. Chàng nhích gần lại coi, té ra trên vách khắc rất nhiều hình người. Có người đang ngồi, có người đang nhảy lên. nhiều kiểu rất kỳ lạ. Những hình người này phần nhiều khắc trong một vòng tròn. Chung quanh vòng tròn chứa những chữ về thiên can đũa chi, cùng những chữ về số mục.
Hư Trúc vừa nhìn thấy đã nhận ra ngay những đồ hình này rất giống đồ hình trên vách đá trong nhà mật thất cung Linh Thứu. Y biết đây là những yếu quyết về võ công thượng thặng, nếu ai nội lực không đủ thâm hậu xem vào ắt phải mê đi, bị nặng thì bại lực mà nhẹ cũng hôn mê bất tỉnh. Hôm trước bốn cô Mai, Lan, Cúc, Trúc đã vì coi những đồ hình trên vách đá mà bũ té nhào rồi trọng thương.
Hư Trúc sợ Ðoàn Dự bị thương vội nói:
- Tam đệ! Những đồ hình này tam đệ không được coi đâu.
Ðoàn Dự hỏi lai:
- Tại sao vậy?
Hư Trúc khẽ đáp:
- Ðây là những võ học rất cao thâm, nếu luyện tập không đúng phương pháp thì chỉ có hại chứ chẳng ích gì.
Ðoàn Dự vốn chẳng ưa gì võ công, nên nghe Hư Trúc nói là những võ học cao thâm gì đó liền day mặt lại nhìn bức Thiên song thích Tú Ðồ tức là bức hoạ mỹ nhân ngồi tựa cửa sổ thêu thùa.
Mấy bữa nay chàng cùng Vương Ngọc Yến thân mật dị thường, cả những điểm tiêm tế trên nét mặt nàng chàng cũng nhớ rõ mồn một. Chàng nhìn lại bức hoạ đồ liền phân biệt được ngay những chỗ khác nhau giữa Vương Ngọc Yến và người trong tranh so với Vương Ngọc Yến còn mập hơn. Mắt người trong tranh cũng sắc hơn không giống như Vương Ngọc Yến ôn nhu, thuỳ mị. Nhất là về tuổi rõ ràng lớn hơn Vương Ngọc Yến đến ba bốn năm.
Bao Bất Ðồng tuy miệng nói huyên thuyên nhưng từ một cử động tới lời nói của Ðoàn Dự và Hư Trúc đều không qua khỏi tai mắt gã.
Gã vừa nghe Hư Trúc nói những đồ hình trên vách đều là võ học cao thâm thì khịt mũi hỏi:
- Cái gì mà võ học cao thâm? Tiểu hoà thượng lại gạt người ta rồi!
Ðoạn gã để ý nhìn vào những bức đồ hình trên tường.
Ả cung nữ nói:
- Bao tiên sinh! Những bức đồ hình này không coi được đâu. Công chúa nương nương đã biểu là ai công phu chưa đến nơi coi vào chỉ có hại mà thôi chứ ích gì.
Bao Bất Ðồng nói:
- Nếu người công phu đã luyện tập đến nơi thì sao? Chắc là chỉ có ích thôi chứ chẳng hại gì. Có đúng thế chăng? Công phu ta đã luyện đến nơi, tưởng cần phải xem.
Gã thấy đồ hình thiên biến vạn hoá, không biết đâu mà dò.
Thốt nhiên gã phỏng tay giơ chân, bất giác học theo tử thế trong đồ hình. Chỉ trong khoảnh khắc mọi người bỗng để ý đến tình trạng quái dị của Bao Bất Ðồng, rồi phát giác do những đồ hình trên vách gây ra.
Bỗng một người đứng bên lên tiếng:
- Ồ! Trong này có đồ hình!
Người đứng mé tường bên kia lên tiếng:
- Bên này cũng có đồ hình!
Rồi mọi người xô lại xem những bức hoạ trên vách.
Họ thấy đủ thứ nào hình người nào thú vật.
Sau khi xem một lúc ai nấy đều giơ chân múa tay.
Hư Trúc trong lòng ngấm ngầm kinh hãi, vội chạy đến bên Tiêu Phong nói:
- Ðại ca! Những đồ hình này không coi được đâu. Những người coi vào, e rằng sẽ bị trọng thương! Nếu họ mắc chứng điên cuồng tất làm náo loạn cả lên!
Tiêu Phong lớn tiếng quát:
- Các vũ đừng nhìn vào đồ hình trên vách nữa! Chúng ta đã vào nơi hiểm địa, phải mau mau họp lại mà thương nghị!
Ông vừa quát lên, mấy người quay lại để hội họp với nhau.
Nhưng những bức đồ hình trên vách có một sức quyến rũ rất mãnh liệt, nên ai đã coi đồ hình, ngẫm nghĩ một chút rồi, tưởng mình có thể giải đáp ngay được những chiêu thức mà mình thường suy nghĩ đã bao lâu không ra. Thế rồi mọi người lại suy nghĩ mông lung, sau cùng đi đến chỗ để hết tâm trí vào việc nghiên cứu đồ hình.
Tiêu Phong thấy số đông vẻ mặt thẫn thờ như ngây, như dại, thì không khỏi ngấm ngầm kinh hãi, mặc dầu ông là người gan dạ xửa nay.
Bỗng có tiếng người rú lên:
- Úi chao! Rồi người ấy quay tít đi mấy vòng ngã lăn xuống đất. Có người chỉ phát ra âm thanh rất khẽ trong cổ họng, rồi nhảy xổ vào vách đá mà cào mà giật tưởng chừng như muốn kéo những bức đồ hình trên vách xuống.
Tiêu Phong biết rằng nếu không ngăn trở mọi người để họ chăm chú nhìn vào đồ hình thì chẳng mấy chốc sẽ gây thành tai vạ lớn. Ông liền nghĩ ra một kế. Nắm lấy sau lưng chiếc ghế gỗ bẻ đánh "rắc" một tiếng, mặt ghế gãy ra, rồi hai bàn tay ông lại bóp mạnh cho nát nhừ ra. Ông vung tay ném những mảnh gỗ vụn phát ra tiếng kêu veo véo không ngớt.
Bao nhiêu đèn lửa hoặc đuốc đều tắt dần. Ông liệng vài lần, mấy chục ngọn lửa đều tắt hết và trong động trở nên tối mù.
Trong bóng tối chỉ còn nghe tiếng người thở hồng hộc hoặc tiếng la khẽ:
- Nguy quá!
Tiêu Phong dõng dạc nói:
- Xin các vị chỗ nào ngồi nguyên chỗ ấy, đừng đi lại nhộn lên để khỏi dẫm vào các cơ quan trong nhà này. Những bức đồ hình trên vách có thể làm mê lòng người. Các vị đừng sờ mó vào mà nguy đấy. Có người đang đưa tay ra sờ vào những bức đồ hình, chợt nghe lời Tiêu Phong liền miễn cưỡng rụt tay về.
Bỗng nghe tiếng Tiêu Phong khẽ nói:
- Tại hạ đắc tội! Cô nương miễn trách! Xin cô nương mở cửa để buông tha mọi người ra.
Nguyên khi Tiêu Phong liệng những mảnh gỗ cho tắt hết đèn, ông chạy vội lại để nắm lấy ả cung nữ.
Ả cung nữ này võ công cũng không phải là hạng tầm thường.
Trong lúc kinh hãi, ả vung tay trái lên đánh.
Tiêu Phong liệng mảnh gỗ cho tắt hết đèn rồi tiện tay ông nắm lấy cổ tay ả.
Ả cung nữ vừa kinh hãi vừa xấu hổ, ả không dám cử động, nghe Tiêu Phong nói vậy liền đáp:
- Các hạ hãy buông tay ta ra đã...
Tiêu Phong buông tay ả ra.
Tuy ở trong bóng tối, nhưng ông liệu chừng vẫn có thể theo dõi ả được, không sợ ả giở trò gì.
Ả cung nữ nói:
- Tại hạ đã bảo Bao tiên sinh là không thể xem những đồ hình này được. Người nào công phu không đến nơi mà coi vào chỉ có hại chứ không có ích gì. Song y nhất định đòi coi.
Bao Bất Ðồng ngồi dưới đất cảm thấy đầu nhức kịch liệt, tâm thần hoảng hốt rất là khó chũu, bụng lại buồn nôn. Thế mà y vẫn còn gắng gượng nói bướng:
- Nếu ngươi bảo ta coi thì ta không coi đâu. Nhưng ngươi lại bảo ta đừng coi thì ta phải coi cho bằng được.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Quả nhiên ả cung nữ này đã khuyên can mọi người đừng coi đồ hình trên vách, dường như ả thiệt tình không có ý gia hại ai. Nhưng nàng công chúa Tây Hạ kia mời bọn ta đến chỗ này chẳng hiểu có dụng ý gì? ...
Ông còn đang ngẫm nghĩ, đột nhiên một mùi hương thoang thoảng đửa vào mũi.
Mùi hương này rất nhẹ nhàng và chỉ phảng phất mà thôi, nhưng Tiêu Phong vừa ngửi đã thấy giật mình kinh hãi, vội đửa tay lên bịt mũi, vì ông nhớ lại hồi còn làm Bang chúa Cái Bang, quần Cái Bang đã bị một nhân vật trong Nhất phẩm đường nước Tây Hạ dùng Muội hương làm cho hôn mê. Ông ngấm ngầm chuyển vận chân khí thấy không có gì trở ngại.
Bỗng thanh âm một thiếu nữ thỏ thẻ cất lên:
- Văn Nghi công chúa nương nương giá lâm!
Mọi người nghe nói công chúa đến thì vừa kinh hãi vừa mừng thầm. Có điều đáng tiếc là trong bóng tối không được nhìn rõ mặt nàng.
Thanh âm thiếu nữ trong trẻo, uyển chuyển lại nói:
- Công chúa nương nương có nhiều lời hiểu dụ: Những bức đồ hình về võ học khắc trên vách đá trong thư phòng không muốn để nhân sĩ phái khác dòm ngó nên đã dùng các tranh vẽ cùng đôi liễn che khuất đi. Thế mà không ngờ cũng có người ngó vào. Công chúa nương nương xin các vị đừng bật lửa lên, e rằng sẽ gây ra những hiểm hoạ chẳng nhỏ. Công chúa nương nương xin có lời thanh minh trước với quý vị giai khách là để quý vị phải ngồi tối tăm như vậy thật là bất kính, xin quý vị lượng thứ.
Rồi lại nghe tiếng lách cách vang lên, cánh cửa đã mở ra.
Thiếu nữ lại nói:
- Nếu các vị không muốn lưu lại nơi đây thì lui ra nhà sảnh đường uống trà nghỉ ngơi. Có người dẫn đường hẳn hoi không sợ lạc lõng.
Mọi người nghe nói công chúa đã đến thì còn ai muốn trở ra nữa. Hơn nữa ả cung nữ này giọng nói rất ôn tồn, tuyệt không có ác ý gia hại. Nên cửa mở ra rồi mà mọi người đều giảm bớt lòng kinh hãi, mà không ai chịu lui ra.
Hồi lâu thiếu nữ lại nói:
- Các vị không muốn rời khỏi nơi đây. Công chúa nương nương rất cảm thịnh ý. Các vị từ xa đến, nương nương không có vật gì đáng giá để tặng, xin kính cẩn đem những bức vẽ cùng những bút thiếp mà công chúa thưởng ngoạn hàng ngày tặng mỗi vị một tấm. Ðó đều là những bút tích của danh gia, xin các vị thu nhận cho. Khi nào các vị ra về cứ tự tiện tháo lấy đem đi.
Các hào khách giang hồ thấy công chúa có tặng vật, nhưng chỉ là chữ viết cùng tranh vẽ, ai nấy không được vui lòng. Nhưng cũng có một số lõi đời biết rằng những bức này đem về Trung Nguyên bán được nhiều tiền, quý hơn cả vàng bạc châu báu thì lại mừng thầm.
Ðoàn Dự là người vui sướng hơn hết. Chàng quyết ý lấy bức tranh "Thiên song thích tú đồ" để rồi cùng Vương Ngọc Yến sóng vai mà thưởng ngoạn.
Tôn Tản Vương tử nghe đi nghe lại thấy ả cung nữ đại diện cho công chúa để phát ngôn, trong lòng nóng nảy vô cùng.
Gã lớn tiếng nói:
- Công chúa! Chỗ này không tiện thắp đèn lửa. Công chúa không nhìn thấy tại hạ mà tại hạ cũng không nhìn thấy công chúa. Vậy chúng tôi đến nơi khác để diện kiến được chăng?
Ả cung nữ lại lên tiếng:
- Các vị muốn được thấy dung nhan công chúa nương nương cũng chẳng gì là khó. Trong bóng tối hàng trăm tiếng la:
- Chúng tôi chỉ muốn thấy dung nhan công chúa!
Lại có nhiều người hét lên:
- Mau mau thắp đèn lên! Chúng tôi nhất định không xem những đồ hình trên vách nữa!
Có người lại nói:
- Chỉ cần thắp mấy ngọn đèn quanh mình công chúa là đủ. Chúng tôi chỉ muốn xem công chúa chứ không muốn xem đồ hình.
Có người phụ hoạ:
- Phải đó, phải đó! Xin công chúa nương nương xuất hiện.
Tiếng người huyên náo một lúc rồi dần yên lặng trở lại.
Ả cung nữ lại từ từ lên tiếng:
- Công chúa nương nương mời các vị đến Tây Hạ là cốt ý để hội kiến cùng giai khách. Hiện công chúa có vấn đề đưa ra hỏi các vị. Vị nào trả lời trúng sẽ được công chúa mời vào tương kiến.
Mọi người nghe nói tinh thần lại phấn khởi.
Có người nói:
- Té ra đây là một vụ khảo thí.
Có người nói:
- Tại hạ chỉ biết vung đao múa thương thì làm sao mà trả lời được những đề mục về thi thư? Thế này thì chết tại hạ rồi!
Ả cung nữ hỏi:
- Những đề mục công chúa muốn hỏi đã bảo cho tỳ tử hay. Vậy tiên sinh nào muốn trả lời?
Mọi người lại tranh nhau lên tiếng:
- Tại hạ xin trả lời trước! Tại hạ xin trả lời trước!
Thấy mọi người nhao nhao cả lên, ả cung nữ cười khanh khách nói:
- Các vị bất tất phải tranh nhau. Người trả lời trước thường hay bị loại.
Mọi người nghĩ lại thấy ả nói có lý. Càng để về sau càng được nghe khuynh hướng của nhiều người rồi mình thâu thập ý kiến để đáp lại, chắc là đúng hơn.
Mọi người nghĩ thế rồi chẳng ai tiến lên nữa.
Bỗng có tiếng người nói:
- Các vị lên trước tại hạ sẽ theo sau. Nếu các vị sợ đi trước bị loại thì để tại hạ xung phong cho. Tại hạ là Bao Bất Ðồng đã có vợ con rồi. Chỉ cần nhìn phương dung công chúa một cái, chứ không có ý gì khác cả.
"Ủng hộ" mình duy trì website nhé.
Đổi DNS sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 để vào web nhanh hơn, chi tiết search Google cách đổi dùm mình.
Link aff nếu mua hàng từ 2 sàn: shopee ở đây còn lazada ở đây.