Thái A kiếm - Hồi 23

Thái A kiếm - Hồi 23

Biết Thêm Kẻ Thù

Ngày đăng: 29-05-2012
Tổng cộng 30 hồi
Đánh giá: 9/10 với 908821 lượt xem

Linh lão sư chưa cho tại hạ biết ba người đó là ai, nếu buông tha được thì ta cứ buông tha hà tất rước lấy phiền não làm gì? Linh Phi vội tiếp:
- Ba người này có liên can tới cái chết của lệnh tôn năm xưa.
Nói xong, y đã nhảy lên bờ. Vân Nhạc gật mình, kinh hãi, vội nhảy theo. Ba người đi phía trước đã vào tới cửa thành Nhược Châu, đến trọ một khách sạn gần đó. Vân Nhạc và Linh Phi trù trừ giây lát, rồi cũng đi vào khách sạn gần đó. Nhưng bỗng có một ông già béo lùn và một thiếu niên áo trắng, lưng đeo kiếm, đã nhanh chân bước vào cửa khách sạn trước. Linh Phi cau mày lại, khẽ nói:
- Trên đường đi Tây Xuyên ta sắp được xem trò vui đấy.
Vân Nhạc không biết y nói vậy là có ý gì, bèn đưa mắt liếc nhìn y thôi. Linh Phi đã rảo bước vào luôn trong khách sạn, gọi phổ ky đưa vào một căn phòng. Nóng nảy như một con vượn, Linh Phi vừa ngồi xuống, đã vội vàng chạy ra ngoài cửa phòng liền. Vân Nhạc thấy hành động của y bất thường càng hoài nghi thêm.
Lát sau, Linh Phi đã quay trở lại, một tên phổ ky theo sau, một tay xách hộp đựng thức ăn, một tay cầm một cái ấm đồng lớn. Tên phổ ky bày thức ăn ra bàn xong, hỏi hai người có việc gì sai bảo nữa không. Y thấy hai người lắc đầu, mới cáo từ rút lui. Vân Nhạc vừa cười vừa hỏi:
- Linh lão sư vừa đi ra bên ngoài, có phải để bảo tên phổ ky đem thức ăn và rượu vào đây không? Linh Phi nở nụ cười hiền hoà đáp:
- Mời thiếu hiệp hãy ăn cho no đã, rồi ta sẽ nói chuyện sau. Nói xong, y rót luôn hai chén rượu. Vân Nhạc ngơ ngác hỏi:
- Việc gì thế? Linh lão sư phải nói cho tại hạ hay trước thì tại hạ mới có bụng dạ để ăn uống.
Tỏ vẻ bất đắc dĩ, Linh Phi thở dài một tiếng rồi đáp:
- Không ngờ thiếu hiệp lại nóng nảy đến thế. Mấy hôm trước đây, thiếu hiệp hỏi Linh mỗ có biết việc lệnh tôn bị hại năm xưa không thì Linh mỗ thối thoái là chỉ nghe phong thanh thôi, chớ không biết rõ lắm. Chắc thiếu hiệp vẫn còn nhớ phải không? Vân Nhạc gật đầu đáp:
- Vâng. Tại hạ vẫn hoài nghi vô cùng, nên đoán chắc thế nào bên trong cũng có bí ẩn gì mà Linh lão sư không chịu nói ra thôi, tại hạ mới lặng thing không hỏi nữa.
Linh Phi tiếp:
- Sự thực thì mấy hôm trước, lúc thiếu hiệp hỏi, Linh mỗ cũng chưa hiểu rõ nỗi tình ra sao cả, nhưng bây giờ thì tình hình khác hẳn.
Vân Nhạc nghe nói ngạc nhiên vô cùng, hai mắt tỏ vẻ hoài nghi, Linh Phi lại nói:
- Việc này nói ra thì dài dòng lắm. Thiếu hiệp vui lòng vừa nhậu với Linh mỗ, Linh mỗ vừa nói rõ đầu đuôi câu chuyện cho thiếu hiệp nghe.
Nói xong, hai mắt y nhìn vào các thức ăn có vẻ thèm thuồng, Vân Nhạc thấy vậy cả cười, cầm đũa lên gắp thức ăn, Linh Phi mới dám cầm đũa theo. Có ba chén rượu vào bụng rồi, mặt y hơi đỏ nhìn Vân Nhạc và nói:
- Thứ rượu nầy, mới uống không thấy say, nhưng nó say dần và say ngầm rất mạnh.
Thấy Vân Nhạc không trả lời, y gượng cười tiếp:
- Trong võ lâm có nhiều chuyện không thể tưởng tượng được. Cũng như ba người đi thuyền bên kia, cho tới bây giờ Linh mỗ vẫn chưa biết rõ lai lịch và tên họ nhưng võ công của chúng cao siêu đến mức sao không tưởng được.
Vân Nhạc ngạc nhiên hỏi:
- Linh lão sư không biết tên họ và lai lịch của chúng, sao vừa rồi Linh lão sư lại bảo chúng có liên có thể đến cái chết của tiên phụ? Và tại sao lão sư lại biết võ công của chúng cao tuyệt? Linh Phi đáp: cho.
- Linh mỗ ăn nói vụng về lắm, nếu có gì sơ xuất xin thiếu hiệp tha thứ Vân Nhạc nghiêm nét mặt lại nói:
- Nếu Linh lão sư cho biết rõ sự thật, khiến tiên phụ khỏi ngậm hờn nơi chín suối, thì tại hạ cám ơn còn chưa kịp, nào dám khiển trách lão sư? Linh Phi uống cạn một chén rượu lớn, định nói, rồi lại thôi, đôi phen như vậy, sau cùng y đánh liều lên tiếng:
- Hồi sinh thời cái tên Truy Hồn Phán của lệnh tôn quả thật oai trấn bốn bể, nhưng lệnh tôn là người có tiếng mặt sắt, ra tay lại rất độc, không biết nể nang ai cả. Nên giang hồ Hắc, Bạch hai phe đều chết về tay lệnh tôn, có tới ngàn người.
Về sau, có nhiều người chủ trương điều tra lai lịch của lệnh tôn trước rồi hãy định mưu kế bắt lệnh tôn sau. Nhưng rốt cuộc cũng không ai biết rõ lai lịch của lệnh tôn, mãi tới ngày nay, có lẽ chính thiếu hiệp cũng chưa biết rõ lai lịch của lệnh tôn phải không? Với vẻ mặt u buồn, Vân Nhạc gật đầu. Linh Phi lại tiếp:
- Trong khi các giới giang hồ đang ngấm ngầm toan tính diệt trừ lệnh tôn, lúc ấy Linh mỗ hãy còn ít tuổi, thiếu kinh nghiệm và lại hay bép xép mồm mép. Tuy bọn họ không cho Linh mỗ dự vào công cuộc mưu tính đó, nhưng Linh mỗ cũng biết người chủ mưu là người của tệ phái. Mặc dầu những hành động, mưu mô của họ đã lọt vào mắt của mỗ rất nhiều, nhưng Linh mỗ thấy không có gì liên can đến mình, nên không để ý… Nói tới đây y lại rót đầy một chén rượu và uống cạn, rồi gắp một miếng thịt thui bỏ vào miệng vừa ăn, vừa nghĩ đến những chuyện dĩ vãng. Một lát sau y thở dài một tiếng và tiếp tục nói:
- Trong khi các người đang mưu định diệt trừ lệnh tôn, thì tin anh em của bổn môn bị lệnh tôn giết truyền lên tới núi Công Lai. Vì thế trưởng môn của chúng tôi mới muốn sớm trừ lệnh tôn. Một hôm đại sư huynh ở ngoài về, có đem theo hai người. Một người là ông già râu bạc mà chúng ta đã thấy ngồi ở thuyền bên cạnh, mặc dầu cách biệt lâu năm, mà Linh mỗ vẫn còn nhận ra được… Vân Nhạc lại hỏi:
- Còn người nữa là ai? Linh Phi đáp:
- Người nữa, gầy gò như cây trúc, đầu sói, mắt xanh, dễ nhớ lắm, nhưng y không có trong thuyền bên cạnh. Hai người đó tự xưng là sư đệ của lệnh tôn. Vì trong khi học võ họ cứ cãi vã với lệnh tôn luôn nên lệnh tôn nổi giận, đã điểm huyệt cho chúng tàn phế suốt đời. Việc này Linh mỗ nghe được rõ. Vả lại Linh mỗ cũng không biết lại lịch và tên họ của hai người đó. Thận chí cho tới bây giờ, cả người trưởng môn của tệ phái cũng không biết lai lịch và tên họ của người đó nốt… Y ngừng giây lát, lại tiếp:
- Ông già râu tóc bạc phơ, ăn nói rất ngông cuồng. Chính y đã nói với đại sư huynh của Linh mỗ rằng “muốn bắt được lệnh tôn thì phải có hai anh em chúng nhúng tay vào mới được”. Chúng còn tự nhận võ nghệ của chúng rất cao siêu. Linh mỗ thấy chúng khoe khoang như vậy, không sao nhịn được, liền khích bác chúng, để tỷ võ một phen xem thủ. Ngờ đâu đấu chưa đầy một hiệp, kiếm của Linh mỗ đã bị lão già đánh rơi và Linh mỗ còn bị điểm trúng chín nơi yếu huyệt nữa. Tên gầy còm như cây trúc, chạy tới giải huyệt cho Linh mỗ và tỏ vẻ bất mãn lão già râu bạc, đã quá hạ độc thủ. Sáng hôm sau, hai tên đó cùng đại sư huynh và mấy tay cao thủ của bổn môn xuống núi đi liền. Ba tháng sau, có tin đồn lệnh tôn với thiếu hiệp bị giết hại, xác của mấy tay cao thủ trong bổn môn và đại sư huynh nằm ngổn ngang trên bờ hồ Động Đìng. Chỉ có một người sống sót bèn đem mấy cái xác hoả táng, lấy tro đem về núi Công Lai để chôn cất. Nhưng người đó cũng bị thương nặng nên về tới núi Công Lai liền ngã lăn ra đất, tắt thở. Trước khi chết, y còn nói được hai câu.
Vân Nhạc liền hỏi:
- Y nói hai câu gì thế? Linh Phi lắc đầu đáp:
- Linh mỗ không được biết, vì lúc đó Linh mỗ đã đi xa, mãi ba năm sau mới trở về núi. Thấy câu chuyện không liên can gì đến mình, nên mỗ cũng không hỏi rõ làm chi.
Vân Nhạc lại hỏi tiếp:
- Chẳng hay lão sư có nhớ người nào trong bổn môn còn nhớ hai câu đó không? Linh Phi nghĩ giây lát rồi đáp:
- Theo sự phỏng đoán của Linh mỗ thì hai câu đó chỉ liên can đến cái chết của anh em bổn môn không dính gì tới lệnh tôn đâu.
Vân Nhạc cau mày, đứng phắt dậy, nói:
- Nếu vậy, tại hạ phải đi kiếm ba người kia để hỏi xem. Thù cha bất cộng đái thiên. Vạn nhất chúng rời khỏi nơi đây thì tại hạ ân hận vô cùng.
Linh Phi thở dài và nói:
- Bọn chúng đã đi xa rồi.
Lời nói của Linh Phi, không khác gì sét đánh ngang tai, Vân Nhạc ngây ngất như người bị tê liệt, giây lát sau, chàng mới lớn tiếng trách:
- Tại sao lão sư không sớm cho tại hạ rõ? Linh Phi biết lúc này Vân Nhạc đau lòng lắm, liền thủng thẳng nói:
- Thiếu hiệp chớ nóng nảy. Chính Linh mỗ cũng không ngờ chúng đi nhanh như vậy. Vừa rồi Linh mỗ đi ra bên ngoài, vừa gặp bọn chúng cũng hai khỏi khách điếm, vượt thành đi ngay. Linh mỗ theo sao, tới một nơi rừng rậm, sợ chúng phát hiện, bèn núp sau một cây lớn và nghe một tên nói như vầy:
- Hiền đệ, hãy đi mời tên mù tới đây. Bảy ngày sau chúng ta sẽ gặp nhau lại ở Thuý Vân Lang, trên Bàn Long Giáp.
Nói xong, chỉ thấy bóng người thấp thoáng một cái, Linh mỗ nhìn lại thì đã biến mất. Ngờ đâu ra khỏi rừng đó, Linh mỗ lại thấy lão béo lùn và thiếu niên áo trắng đi thằng về phía Tây. Cho nên bây giờ chúng ta không cần vội làm chi chờ bảy ngày sau lên Thuý Vân Lang ắt gặp chúng ngay. Nhưng Linh mỗ không dám cam đoan ông già râu bạc và người gầy như cây trúc kia là kẻ chủ mưu hay chỉ là kẻ tham dự cuộc vây đánh lệnh tôn. Người trưởng môn của bổn phái đã khuất núi từ ba năm trước và không còn mấy người biết chuyện xưa kia. Cũng ngay như Linh mỗ chỉ biết chút đỉnh không ích lợi chi cho đại sự.
Vân Nhạc mỉm cười nói:
- Linh lão sư biết được như vậy, và đã cho tại hạ rõ câu chuyện như thế cũng là quí rồi tại hạ rất cảm ơn. Vừa rồi tại hạ thất lễ quát tháo, mong lão sư tha thứ. Chẳng hay lão sư có biết Thuý Vân Lang trên Bàn Long Giáp không? Linh Phi đáp:
- Từ phía Nam Kiếm Các đến Lãng Trung, phía Tây đến Tử Động, trên con đường sơn đạo, dài hơn trăm dặm đó đều gọi là Hành Lang Thuý Vân. Hai con đường đều trồng những cây bách, vừa cao vừa um tùm, nên mới có hai cái tên như vậy. Còn Bàn Long Giáp thì, theo sự ước đoán của Linh mỗ, phía Nam Kiếm Các có ba sạn đạo Hạt Minh, Thuỳ Tiên, Bàn Long chắc Bàn Long Giáp ở gần ba sạn đạo đó.
Vân Nhạc hai mắt lóng lánh, nhìn ra ngoài cửa sổ.
***
Sạn đạo Kiếm Các hiểm trở nhứt, người đi trên đó, kẻ lỡ chân rơi xuống bên dưới là tan xương nát thịt ngay. Hôm đó, trời quang mây tạnh, bỗng có người xuất hiện trên ngọn Kỳ Phong, và rú lên một tiếng, thanh thoát vang tận mây cao và đi rất xa. Người đó tung mình nhảy lên trên cao bốn năm trượng, rồi lẹ làng hạ xuống dưới sạn đạo.
Lúc ấy người ta mới thấy rõ, người đó là một thiếu niên trông rất nho nhã. Vừa đứng yên trên Các Đạo, thiếu niên đó đã lẩm bẩm: “Chẳng kẽ Tạ Vân Nhạc này không kiếm ra Bàn Long Giáp hay sao?” Trưa hôm đó, chàng cùng Linh Phi từ Nhược Châu ra đi, khing công của cả hai người rất lẹ, nên chiều tối ngày thứ ba đã tới huyện thành Kiếm Các. Hai người đi tới Bàn Long san đạo hỏi dò những người bản thổ.
Hai người tìm mãi không ra Bàn Long Giáp, nên đều thất vọng vô cùng, mới bàn tính nhau một hồi, rồi chia tay đi tìm nữa. Vân Nhạc đi về phía Bắc, còn Linh Phi thì tiến về phía Nam, hẹn nhau tới ngày thứ sau sẽ gặp lại trong thành Kiếm Các.
Hôm đó, đã là đầu giờ ngọ ngày thứ năm, Vân Nhạc đang đứng trên đường sạn đạo, cách Kiếm Các chừng năm dặm, chàng rầu rĩ vô cùng, đang cúi đầu suy nghĩ: “Linh Phi ở trong rừng, nghe bọn chúng nói là sẽ gặp nhau ở Thuý Vân Lang tại Bàn Long Giáp ở đâu cách Thuý Vân Lang chừng ba trăm dặm. Chỉ vì ta cẩn thận quá mới chia đường đi tìm, nên mất công một cách vô ích như thế này” Trong lúc chàng đang ngẫm nghĩ bỗng nghe phía sau có tiếng gió thổi tới và tiếp theo có tiếng cười rất giòn, rồi người đó lên tiếng hỏi:
- Tiếng rú vừa rồi có phải là do các hạ phát ra không? Quả thật nội lực của các hạ sung túc vô cùng.
Vân Nhạc rùng mình kinh hãi, nghĩ thầm: “Tại sao người ấy tới phía sau ta mà ta không hay biết gì cả? Như vậy, khinh công của người nọ cao siêu biết bao!” Chàng quay đâu lại, thấy người đó trạc tuổi ba mươi, mặt trắng mắt lóng lánh, thái độ ung dung, mặc áo bào đen đứng trước gió phát phới trông tuấn nhã vô cùng. Chỉ xấu có hai cái ngấn pháp lệnh (tức nhân trung) ở giữa miệng và mũi rất sâu, khiến người ấy có vẻ lạnh nhạt vô cùng.
Theo sau người đó, có một đại hán áo vàng, mắt hổ râu xồm, trong rất oai dũng, tay cầm một thanh đoản kiếm sáng quắc, dài chừng thước rưỡi, chỉ thoáng qua cũng biết ngay là bảo kiếm có thể chém gang, chặt sắt như bỡn.
Tạ Vân Nhạc liếc nhìn hai người đó rồi lạnh lùng đáp:
- Các hạ vừa hỏi về tiếng rú phải không? Chính tại hạ đã phát ra đấy, nhưng có ăn thua gì ngài đâu mà ngài phải nhọc lòng hỏi đến như vậy.
Người nọ chưa kịp trả lời, đại hán đứng bên cạnh đã quát lớn:
- Ngươi ăn nói vô lễ, bộ muốn chết hả? Vân Nhạc nhướng xếch ngược một bên mắt, nhìn người nọ. Thiến niên kia liền cả cười, trợn mắt nhìn đại hán áo vàng một cái, rồi quay lại nói với Vân Nhạc:
- Tên đầy tớ của tại hạ là kẻ thô lỗ, y không biết gì nên đã xúc phạm, xin các hạ thứ lỗi cho.
Vân Nhạc nghe thiếu niên nọ ăn nói lễ phép bèn dịu nét mặt và tiếp:
- Tại hạ có bao giờ chấp người bầy tôi của các hạ đâu. Bởi tại hạ đang bận tìm người, nên không có thì giờ tiếp các hạ, xin các hạ thứ lỗi cho.
Người nọ hơi ngẩn ngơ giây lát rồi đáp:
- Thế ra các hạ đang kiếm một người đấy à? Hay lắm, đệ tới đây cũng định kiếm một người, nhưng chưa biết mặt người đó, biết đâu người đó chẳng phải là người mà các hạ cũng đang tìm kiếm? Vân Nhạc không muốn dây dưa với người nọ, mới thoái thoát là đang đi kiếm người, không ngờ đối phương lại cũng nói như mình, chàng mỉm cười và hỏi lại:
- Chẳng hay ngài đang tìm kiếm ai vậy? Tại hạ muốn được biết hình dáng người đó ra sao? Đại hán áo vàng lại trợn mắt nhìn Vân Nhạc và quát:
- Công tử ta hỏi ngươi tại sao ngươi không trả lời mà đi hỏi lại? Thiếu niên nọ lớn tiếng tiếp:
- Khô ng sao! không sao! Người bạn mà đệ đang tìm kiếm, đang ẩn cư trong sơn cốc gần đây. Tánh của y cũng giống như đệ, võ công rất giỏi mà không muốn vướng danh giang hồ, nên tiếng tăm của y ít người biết tới. Chắc các hạ là một vị cao thủ tiếng tăm lừng lẩy trong võ lâm đã lâu? Vân Nhạc nghe người đó nói bạn của y ẩn dật trong sơn cốc, liền động lòng, mỉm cười đáp:
- Tại hạ mới rời khỏi sư môn, chỉ là một hậu học trong võ lâm. Các hạ khen quá lời như vậy, tại hạ hổ thẹn vô cùng. Tiện danh là Hứa Vạn, tên họ người bạn của các hạ là chi, xin các hạ cho biết, để tại hạ xem có phải người mà đi tìm không? Thiếu niên nọ cả cười:
- Đệ đoán chắc đúng là người đó chớ không ai khác vì ở Kiếm Môn sơn này chỉ có nhà của tệ hữu thôi. Chi bằng chúng ta kết bạn với nhau rồi cùng đi tìm kiếm. Tới nơi, nếu các hạ thấy không phải là người mà các hạ đang tìm kiếm thì các hạ đi nơi khác cũng không muộn.
Vân Nhạc làm ra vẻ khó nghĩ:
- Việc nầy… tại hạ khó mà tuân lệnh,,, Chàng chưa nói dứt, đại hán áo vàng đã tiến lên múa đoản kiếm và quát:
- Người này lạ thật, mời rượu không chịu uống, cứ đòi uống rượu phạt. Hừ, ngươi dám trái lệnh công tử ta, có lẽ ngươi chán sống rồi chăng? Y vừa nói dứt lời, đã múa đoản kiếm xong lại tấn công, nhưng y đã kêu ủa một tiếng, mặt lộ vẻ kinh ngạc vô cùng.
Thì ra Vân Nhạc đã nhanh nhẹn nhảy lên trên một tảng đá cao năm trượng rồi đứng trên đó vừa cười vừa nói với thiếu niên:
- Nếu tại hạ không tránh né kịp, thì đã bị người nhà của các hạ đâm trúng một kiếm rồi. Bảo kiếm sắc bén như thế, tại sao giao cho một tên thô lỗ cầm làm gì? Người nọ không thấy rõ Vân Nhạc tránh né thế nào cả, chỉ thoáng cái là chàng ta đã lên trên tảng đá liền. Nhưng y vẫn tươi cười đáp:
- Khinh công của các hạ tuyệt luân, tiểu đệ càng muốn gần gũi lãnh giáo. Còn tên kia, chỉ là một kẻ thô lỗ, các hạ chấp y làm gì. Vả lại, người bạn của tiểu đệ, tên gì, không phải tiểu đệ không muốn nói cho các hạ rõ nhưng sự thật thì người bạn đó, không muốn cho ai biết tới, cũng không biết y có phải là người mà các hạ đang đi tìm không? Nhưng chỗ ở của y cách đây không xa, độ năm dặm thôi, đi trong giây lát là sẽ tới, thì cũng không lỡ mất thì giờ quí báu của các hạ là bao.
Nói xong, y đã tung mình nhảy lên trên tảng đá, đứng đối diện với Vân Nhạc.
Đại hán áo vàng cũng nhảy theo lên, thânh pháp nhanh nhẹn vô cùng. Y trợn mắt nhìn Vân Nhạc tỏ vẻ hờn giận vì Vân Nhạc đã bảo y là kẻ thô lõ, trong lòng y chỉ mong có dịp để so tài với Vân Nhạc.
Người nọ vừa lên tới trên tảng đá, khẽ ho mấy tiếng rồi tự khiển trách:
- Sao đệ lại hồ đồ như thế, các hạ đã cho biết đại danh rồi, còn tiện danh thì đệ chưa thưa cùng các hạ hay. Tiểu đệ học Mạc, tiện danh là Hàm Anh.
Nói xong, y đưa mắt nhìn đại hán áo vàng và tiếp:
- Tệ bộc, tên họ là Dương Sủng Thịnh. Y cũng là một nhân vật có tên tuổi ở vùng man hoang. Y là Thanh Đằng trại chủ ở phía Nam nước Kim. Thanh gươm của y là một bảo kiếm chế bằng thép Diến Điện và cũng là một vật cổ nghìn năm, đời đời truyền tới giờ. Võ công của y cũng cao siêu, người Trung Nguyên chưa chắc có mấy ai thắng nổi y.
Nói xong, y ha hả cả cười và tiếp:
- Nhưng so với các hạ thì khác hẳn! Sở dĩ y chịu làm tôi tớ cho tại hạ là vì y đã được gia phụ cứu thoát nạn, nên đã chí nguyện như vậy. Gia phụ không sao từ chối được, đành để cho y theo hầu tại hạ.
Vân Nhạc nhìn Sũng Thịnh, vừa cười vừa nói:
- Tri ơn mà biết báo đền, mới phải là người quân tử anh hình, nhưng cũng phải có tấm lòng hào hiệp lắm mới có thể xử trí như vậy được. Cử chỉ của quí bộc cũng hiếm có lắm.
Sủng Thịnh cũng biết lời nói đó tuy khen ngợi, nhưng thật ra chính là chê bai.
Tất nhiên Hàm Anh cũng hiểu ý nghĩa của lời nói đó, nhưng chàng chỉ mỉm cười thôi, riêng Sủng Thịnh vốn là người thô lổ, không sao nhịn được, liền nổi giận và quát lớn:
- Nghe đồn người Trung Nguyên, chỉ giỏi về môn nói mỉa nói mai, nhiếc móc người, Dương mỗ không tin lắm. Nhưng bây giờ sự thật đã chứng minh không sai chút nào, Dương mỗ đền ơn như vậy, đó là do tự lòng chân thành của mỗ, và đó cũng là việc riêng của mỗ, hà tất ngươi phê bình bậy bạ làm chi? Vân Nhạc cả cười đáp:
- Này Mạc huynh, vì lời lẽ giữa đệ và quí bộc không được hợp, nếu chúng ta cùng đi với nhau e sẽ có sự xích mích chăng? Vậy xin cho phép đệ từ biệt ngay bây giờ.
Nói xong, chàng chắp tay vái chào, rồi tung mình phi thân đi ngay. Hàm Anh vội gọi:
- Hứa huynh chớ bận lòng và nên coi lời nói của y như gió thoảng bên tai, không nên chấp nhất. Bây giờ chúng ta hãy tới nhà của tệ hữu.
Vân Nhạc nghe Hàm Anh nói vậy nghĩ thầm: “Ta với y mới gặp nhau lần đầu, tại sao y cứ cương quyết mời ta tới nhà bạn y? Hay y có dụng ý gì chăng?” Nghĩ đoạn, chàng có vẻ kinh hãi, nhưng vì sự tò mò thúc đẩy, chàng liền gật đầu mỉm cười đáp:
- Nếu vậy, mời Mạc huynh đi trước dẫn đường.
Hàm Anh không nói thêm lời nào nữa cả, vội tung mình, phi thân đi trước, tốc độ nhanh tuyệt luân, chỉ trong nháy mắt, chàng ta đã vượt qua sạn đạo và nhắm thung lũng mà lướt mình xuống. Thấy kinh công của Ham Anh trác tuyệt. Vân Nhạc cũng kinh hãi thầm. Nhưng chàng không chịu lép vế, cũng giở khinh công ra đi theo chàng Mạc kia.
Đồng thời, chàng nghe phía sao lưng có tiếng gió thổi rất mạnh biết là Sủng Thịnh cũng đang giở khinh công bay theo. Chàng vội trầm hai đùi xuống, để cho thế rớt xuống càng nhanh hơn trước. Vừa xuống, chàng vừa cúi đầu nhìn mặt, hơi biến sắc, vì thấy thung lũng sâu hơn trăm trượng, mà càng xuống bên dưới càng hẹp, hẹp đến nỗi chỉ một người lọt qua được thôi. Nếu không cẩn thận, va chạm phải hai bên vách đá lởm chởm, xương cốt sẽ gãy nát ngay. Chàng vội hít hơi, dùng hai bàn tay ném không khí, để cho tốc độ chậm lại, như vậy mới không nguy hiểm đến tánh mạng.
Còn Hàm Anh thì vẫn xuống nhanh, khi tới bên dưới chỉ còn ba trượng nữa là tới thung lủng thì bỗng chàng lộn một vòng, giảm bớt tốc lực rồi lẳng lặng hạ chân xuống mặt đất. Chàng vừa đứng vững, ngẩng mặt lên nhìn cũng rùng mình kinh hãi thấy Vân Nhạc tựa như một đám mây lơ lững và từ từ lướt xuống. Khinh công tuyệt luân và phi phàm đó, trong đời chàng chưa hề thấy ai tài ba như vậy bao giờ.
Chỉ trong thoáng cái Vân Nhạc đã hạ chân xuống đáy cốc. Chàng bỗng cảm thấy một luồn gió mạnh ở trên đỉnh đầu đè mạnh biết ngay là Sủng Thịnh tấn công ngầm mình liền giở Di Lạc Thần Công ra để hộ thân.
Thì ra Sủng Thịnh theo Vân Nhạc, trong lòng cũng tức giận vì những lời nói mỉa của chàng nên nhân lúc có dịp may đó y bèn trả thù cho Vân Nhạc đau đớn một phen, để chàng ta khỏi khinh thường y. Nhưng khi y sắp tấn công xuống đến đầu Vân Nhạc thì bỗng thấy tình thế biến đổi, lòng kinh hãi thầm. Võ công của y mới có ác ý là dùng sức nặng của toàn thân đè xuống người Vân Nhạc.
Tất nhiên là Vân Nhạc phải dùng chưởng lực để chống đỡ nhờ vậy tốc độ của y mới bớt nhanh và đồng thời y lại có dịp cho Vân Nhạc một bài học. Nếu võ công của Vân Nhạc kém hơn y, thì chàng sẽ tan xương nát thịt bởi thế công chớp nhoáng và nặng hơn nghìn cân của y.
Nhưng, Vân Nhạc có phải là tay tầm thường đâu, nên Sùng Thịnh vừa đánh hai chưởng xuống, liền cảm thấy chưởng lực bị tản mác một cách vô hình và tốc độ rớt xuống của y nhanh hơn trước, nên y hồn xiêu phách lạc, hãi sợ khôn tả. Đồng thời, y lại cảm thấy một sức mạnh ngấm ngầm đẩy tới, khiến ngực và bụng y như bị hàng vạn cân đè nặng. Y liền la lớn một tiếng, thân mình bị bắn trở lên cao năm sáu trượng, rồi lộn luôn mấy vòng, ngã chéo xuống phía trước.
Lúc ấy Vân Nhạc đã đứng yên dưới mặt đât, thái độ ung dung hình như không hay biết gì về việc Sủng Thịnh đã đánh lén mình như vậy… Hàm Anh bỗng thấy Sũng Thịnh bị bắn trở lên cao rồi lộn mấy vòng và rớt xuống tuy không hiểu nguyên do vì sao, nhưng chàng đã nhanh nhẹn tunh mình nhảy theo giơ tay ra túm lấy cổ áo của Sủng Thịnh, rồi từ từ hạ mình xuống đất.
Sủng Thịnh đứng yên rồi, chàng liền hỏi:
- Sủng Thịnh, tại sao thế? Sủng Thịnh không dám nói rõ sự thật, gương cười đáp:
- Thưa công tử, không có việc gì cả.
Nói xong, y giơ tay lên xoa ngực cho đỡ đau. Cũng may Vân Nhạc mới dùng có năm thành chưởng lực của bí quyết chứ “Đan”, bằng không Sủng Thịnh làm gì sống sót được.
Hàm Anh tuy thấy tình hình hơi khác, nhưng chàng không sao đoán ra được, chỉ liếc nhìn Vân Nhạc, thấy Vân Nhạc khoanh tay mỉm cười đang đưa mắt nhìn xuống thung lũng.
Sủng Thịnh trong lòng khó chịu vô cùng, hổ thẹn đến muốn chết ngay. Y cũng biết đánh lén như vậy là tiểu nhân nên khi Hàm Anh hỏi, y không dám nói rõ sự thật. Đồng thời y thấy võ công của Vân Nhạc huyền ảo, cũng phải kinh hãi thầm.
Lần đầu tiên y bị đáng một đòn ngầm, tựa như thằng câm ngặm bồ hòn mà không kêu đắng được vậy.
Hàm Anh nghĩ ngợi giây phút, đã hiểu rõ duyên cớ, nhưng chàng không nói gì cả, chỉ lớn tiếng vừa cười vừa nói với Vân Nhạc:
- Khinh công của các hạ quả là tuyệt thế, hôm nay đệ hân hạnh được mục kích, khâm phục vô cùng… Nói tới đó chàng bỗng quay lại bảo Sủng Thịnh:
- Sủng Thịnh, anh hãy dẫn đường đi trước.
Sủng Thịnh cúi đầu vâng lời, rồi lẳng lặng vượt qua Vân Nhạc và Hàm Anh lớn bước đi liền.
Hàm Anh lại tiếp:
- Chỗ ở của tệ hữu, cách nơi đây không xa, mời Hứa huynh đi trước.
Vân Nhạc mỉm cười, liền theo sau Sủng Thịnh, giở khinh công ra lướt nhanh như cơn gió lốc.
Chàng thấy nơi thung lũng này, y như một địa huyệt rất sâu, hai bên vách núi cao ngàn trượng, ngững mặt lên chỉ thấy trời dài và nhỏ như một con đường hẹp. Hoàn cảnh âm u vô cùng, gió lùa rất mạnh. Chàng càng đi sâu, càng cảm thấy đường lối hẹp hơn, ánh sáng càng đen tối hơn. Đi được hai dặn chàng thấy quanh co mấy vòng, rồi đột nhiên sầm hằn, không còn trông thấy trời nữa. Chàng không ngờ lại có người ở trong thung lũng tối tăm như thế này.
Thanh đoản kiếm trong tay Sủng Thịnh toả ra ánh sáng xanh lập loè, không khác gì một ngọn đèn dùng để soi đường, Vân Nhạc cố ý thở dài một tiếng và khen ngợi:
- Hà, nếu tại hạ có được thanh đoản kiếm bằng thép Diến Điện này thì tốt biết bao. Gặp những lúc âm u này, có thể dùng nó để làm đèn soi đường.
Lời nói của chàng đầy mỉa mai, Hàm Anh đi sau cũng ngầm hiểu, cứ lớn tiếng cười hoài.
Sủng Thịnh biết Vân Nhạc nhạo báng mình, trong lòng phẫn uất vô cùng, mình mẩy cứ run bây bẩy. Y đi tới một cửa động, chỉ thoáng thấy đã biết ngay hang động này là do dao búa đẽo, chớ không phải là hang động thiên nhiên.
Bỗng Hàm Anh lên tiếng:
- Sủng Thịnh, ngươi hãy dẫn đường đi vào bên trong trước.
Chỉ thấy ánh sáng xanh thấp thoáng một cái, Sủng Thịnh đã tiến vào trong hang động. Vân Nhạc và Hàm Anh thản nhiên theo vào. Nhờ ánh sáng của kiếm, Vân Nhạc thấy rõ bốn vách bóng nhoáng và sạch sẽ vô cùng.
Đường lối càng trở nên khúc khuỷu, càng vào càng xa, rồi bỗng nhiên thấy phía trước hiện ra mười mấy con đường nhỏ, trông như lưới nhện. Vân Nhạc quá đỗi ngạc nhiên vì trong này sáng như có đèn chiếu rọi. Sau chàng ngẩng đầu lên nhìn, mới thấy bên trên đỉnh vách, cứ cách hơn trượng có chạm hạt châu rất lớn, ánh sáng do những hạt châu đó toả ra.
Chàng còn thấy phía đằng xa có rất nhiều thạch thất nữa. Vừa đi chàng vừa nghĩ thầm: “Hang động này do nhân công tạo nên, nhưng công trình vĩ đại như thế này một vài người không sao có thể làm nỗi. Các danh sơn động phủ trong thiên hạ rất nhiều, sao người này phải mất công tạo một cái hang động như thế nầy để ở. Chắc phải có duyên cớ chi đây?” Sủng Thịnh theo con đường thứ ba ở phía trái mà tiến, tuy lối đi đã có như hạt châu chiếu rọi, nhưng Sủng Thịnh vẫn cứ cầm thanh kiếm trong tay chớ chưa cất vội vào bao. Ba người đi vào trong một gian thạch thất, bốn mặt đều có cửa ngõ tương thông. Trong thạch thất có bày đủ bàn ghế, đều là gỗ tía đàn, trong rất cổ nhã và quí giá vô cùng. Trên bàn có một chậu hoa lan, mùi thơm toả ra ngào ngạt. Ba người vừa bước chân vào bên trong thạch thất đột nhiên nghe ở phòng bên cạnh có người lên tiếng hỏi:
- Ai dám tự tiện vào trong động phủ thế này? Tiếng nói vừa dứt, đã thấy một bóng người xuất hiện. Đó là một thiếu niên từ phòng bên cạnh đang bước sang, trông rất anh tuấn, chỉ phải đôi lông mày hơi nồng và có rất nhiều sát khí. Đó là khuyết điểm duy nhất của bộ mặt xinh đẹp. Chàng mặc áo dài bằng tơ trông rất kì lạ, mỏng như cánh ve sầu, dưới ánh sáng hạt châu, cái áo đó lấp lánh màu sắc phản chiếu.
Thiếu niên nọ thấy Hàm Anh và Sủng Thịnh liền cả cười và nói:
- Tiểu đệ đoán Mạc huynh và Dương tổng Quản ngày mai thế nào cũng tới nơi, không ngờ hôm nay hai vị đã đến.
Chàng ta vừa nói vừa đưa mắt nhìn Vân Nhạc, ngắm nghía giây lát rồi lên tiếng hỏi Hàm Anh:
- Vị này là ai? Chắc là bạn của Mạc huynh phải không? Hàm Anh mỉm cười đáp:
- Vị nhân huynh này họ Hứa tên Vạn, chúng tôi vừa gặp nhau ở sạn đạo, nghe nói Hứa huynh đang tìm một người nơi đây, đệ có hỏi Hứa huynh người đó tên họ chi, thì Hứa huynh không nói cho tiểu đệ mới đoán, người mà Hứa huynh kiếm, chắc là hiền đệ… Hiền đệ có quen biết Hứa huynh không? Thiếu niên nọ biến sắc, lớn tiếng hỏi:
- Ngươi tìm ai? Sao ngươi dám dối trá như vậy? Ta sẽ cho mi phơi xác dưới địa phủ này.
Vân Nhạc cười nhạt một tiếng, đôi ngươi tia ra hai luồng ánh sáng chiếu thằng vào mặt thiếu niên nọ và đáp:
- Ta tìm ai, không việc gì đến ngươi. Ta có định tới đây đâu. Đó là Mạc huynh có ý vời ta đến đây. Với thái độ kiêu gạo và tánh nóng nảy như ngươi thì ai thèm làm bạn, ta không có dư thì giờ lôi thôi với ngươi.
Nói xong, chàng quay lại nói với thiếu niên học Mạc:
- Mạc huynh có lòng như vậy, tại hạ rất cảm ơn. Sau này chúng ta còn gặp nhau, thế nào tại hạ cũng xin đáp tạ.
Chàng giận Hàm Anh dụ mình tới đây là có ác ý, nên chàng mới nói vậy. Nói xong, chàng ung dung đi ra.
Chàng vừa đi một vài bước, bỗng nghe phía sau có tiếng cười của thiếu niên nọ, rồi lại nghe thiếu niên dó lên tiếng nói:
- Động phủ này của ta, tuy dễ vào nhưng khó ra, chỉ sợ ngươi không ra khỏi đây được.
Giọng cười của y nghe rất rùng rợn. Vân Nhạc ngẩn người, ngẩng đầu lên nhìn, thấy lối đi khác hằn hồi nãy và chằn chịt như tổ ong, không biết lối nào để ra, lối nào để vào.
Chàng liền nghĩ thầm: “Hàng động này kì lại thật, hình như xây dựng theo một trận thế kỳ ảo nào đó. Nếu vạn nhất ta bị giam giữ nơi đây, có phải hỏng hết việc lớn của ta không?” Nghĩ tới đó, chàng hối hận vô cùng, nhưng lại nghĩ tiếp: “Sao ta không bắt lấy tên thiếu niên nọ, rồi bảo y dẫn ta ra khỏi hang động như vậy có phải hơn không?” Đoạn chàng quay lại, ngờ đâu chàng vừa vào tới Thạch thất, thì Sủng Thịnh đã múa kiếm, nhắm các yếu huyệt của chàng mà điểm tới.
Còn Hàm Anh và thiếu niên nọ, đồng thời đẩy song chưởng tấn công chàng và có hai luồng gió mạnh lấn áp tới.
Vân Nhạc võ công tuy cao siêu, nhưng ra tay chậm nên bị đứng vào thế chịu đòn không sao giở võ công huyền ảo ra phản công được. Chàng tức giận vô cùng, vội dùng Huyền Thiên Thất Tinh Bộ, lòn qua ngoài vòng kim quang và chưởng khí, nhảy tới góc phòng để tránh né. Chưởng thế của thiếu niên nọ vẫn chưa thâu lại, như bóng theo hình tiếp tục tấn công tới, Vân Nhạc đang định quay mình để giở Thiên Viên Thập Bát Giải thủ pháp ra để đối phó… Đột nhiên có một bóng trắng nhanh như mũi tên bay, nhảy xổ vào và dùng giọng thanh thoát quát hỏi:

Hồi trước Hồi sau

"Ủng hộ" mình duy trì website nhé.
Đổi DNS sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 để vào web nhanh hơn, chi tiết search Google cách đổi dùm mình.
Link aff nếu mua hàng từ 2 sàn: shopee ở đây còn lazada ở đây.