Tiêu Sơn tráng sĩ - Hồi 12

Tiêu Sơn tráng sĩ - Hồi 12

Tờ phả khuyến

Ngày đăng: 21-06-2014
Tổng cộng 49 hồi
Đánh giá: 8.1/10 với 123802 lượt xem

Trên con đường nhỏ chạy ven đê sông Cầu rẽ vào làng Vĩnh Thế, người ta
thấy một nhà sư trẻ tuổi, thân thể tráng kiện tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lâm
râm niệm phật. Một chú tiểu vạm vở nhu nhà sư gánh một đôi thúng theo sau. Một
bên thúng có một cái tay nải nâu, và ở bên kia có mấy quyển kianh và nhiều giấy
tờ gói trong chiếc khăn nâu cũ. Nhà sư thông thuộc đường lối trong làng lắm, đi
thẳng vào một xóm tới một toà nhà ngói, đứng ở cổng nói:
- Nam vô a di đà phật? Nghe tin ông bà đây hằng tâm hằng sản, sãi tôi đến xin
ông bà mở lòng tu nhân tích đức, cúng vào việc sửa sang chùa chiền. Nguyên chùa
Nghiêm xá. . .
Không để sư nói đút câu, chủ nhà quát lớn:
- Sư với mô gì? đem cho họ một đồng kẽm, một đồi kẽm thôi, rồi bảo họ đi
ngay.
Nhà sư mỉm một nụ cười khinh bỉ và toan cất tiếng bá ngọ lại mấy câu. Nhưng
giữa lúc ấy, ở trong nhà đi ra một thiếu nữ rất xinh tươi khiến nhà sư ngây người
đứng ngắm, không rứt ra đi được.
Thiếu nữ dịu dàng bỏ vào thúng nhà sư dăm đồng tiền kẽm mà nói rằng:
- Mẹ tôi cúng xin sư ông nhận cho.
- đa tạ thí chủ.
Rồi cất tiếng du dương trong trẻo nhịp nhàng vừa nhìn thiếu nữ vừa đọc bài
sau này:
Từng mảng rằng: Kẻ dựngphúc hẳn là gặp phúc, tên ghi muôn hếp đá không
mòn; người tìm nhân âu lại đươc nhân, dấu đễ nghìn năm gương chẳng bụi.
Nếu cắm thẳng chiếc bóng theo vào lệch, cân nhắc hàng mây tóc nhận không
sai.
Đức Phật ta: chén nổi ân thiêng, tích hayphép nhiệm.
Lá vuồm gấm thổi gió từ bể giác, doành mê nhẹ chở kẻ trầm luân, bóng đèn
hoa lồng mây tuệ ngàn thiêng, bể khổ sáng đưa người ám muội. . .
Trong nhà lại thét ra:
- Liên? Cho tiền người ta rồi bảo người ta ra, hát với xướng mãi.
Thiếu nữ có vẻ không bằng lòng đáp lại:
- Thưa mẹ, mẹ để sư ông đọc hết bải phả khuyến đã.
Nàng quay lại mỉm cười bảo nhà sư:
- sư ông cứ đọc đi.
Sư ông cũng vui lòng chiều ý cô gái đẹp, lại cất tiếng ngâm nga đọc tiếp:
Sãi tôi nay: gặp thuở minh thời, sinh lầm nam tử.
Võ dẹp loạn đã không hề thao lươc, văn trị yên lại chẳng biết hnh luân.
Tiến thì quan nghe đường ấy khó nhằm, trong thếgiới ba nghìn dư, ha trời
đất xanh xanh nào có phụ; đạt mà sư, xem đạo này cũng phải, đường tu hành ba
mươi sáu, với cõ hoa hơn hớn cũng là vui.
Làm chi tham dục để nên lòng, luống chịu hên vưu cho lụy tiếng.
Một tên người nhà vội chạy ra:
- Thôi nhà sư đi.
Rồi hắn chắp tay lễ phép nói với thiếu nữ:
- Bà lớn truyền cô vào ngay.
Thiếu nữ phụng phịu:
- Vào thì vào?
Ra đến đường, chú tiểu nói với nhà sư:
- Bạch thầy, nhà nói giàu có thế mà bủn sỉn quá đi mất.
Nhà sư làu nhàu chửi:
- Bá ngọ nó chứ ?
- Bá ngọ cả cái cô thiếu nữ đẹp ghê đệp gớm?
- A di đà phật, chú chỉ nói bậy? ... Nhưng bá ngọ nó, giá nó ở vào vùng Nghiêm
Xá, Phú Mẫn thì phải biết tay ta.
- Dạ bạch thầy, có thế. Nhưng biết đâu chẳng có ngày nó phải qua đò Kim Lũ.
Giữa lúc ấy, một người to lớn ở phía sau tiến lên, lấy tay gạt mạnh bên quang
của chú tiểu ra mà đi khiến chú căm tức, đặt gánh xuống đường, thò tay vào bọc
toan rút dao đuổi theo. Nhưng nhà sư vội giữ lại thì thầm:
- Thôi, mặc kệ hắn, sinh sự với hắn làm gì?
Chú tiểu hằn học:
- Nhưng bá ngọ nó, nó khinh thầy trò mình ra mặt thế này thì chịu sao nổi. Mà
thầy ạ, biết đâu nó không nghe lỏm được câu chuyện của ta.
- ờ, cũng có lý, vả thằng cha trông dáng bộ khả nghi lắm.
Thực vậy, người ấy rất có vẻ bí mật: cái khăn nhiễu tam giang quấn rối sụp
đến đôi lông mi rậm. Và tuy sang xuân, tiết trời ấm áp, mà chàng còn đội tùm hụp
trên đầu chiếc khăn bịt lụa trắng che kín hẳn nửa mặt dưới, để hở ra hai con mắt
thao láo.
- Có lẽ nó ốm, thầy ạ.
- ốm mà lại đi nhanh như thế được?
Hai thầy trò còn đương bàn bạch chưa biết xử trí ra sao thì người kia đã đi
khuất sau lũy tre thôn Vạn Đình. Nhà sư bảo chú tiểu:
- Cứ coi bộ hấp tấp vội vàng của hắn thì đổ rằng hắn đến Cổ Mể để sang đò?
Muốn đuổi kịp, ta phải rảo bước một chút.
- Bạch thầy, biết đâu hắn sang đò. Nhỡ hắn quay về Kinh Bắc thì sao?
- Nhưng hắn quay về trấn lỵ thì đã làm sao?
- trò lo lắm thầy ạ. trò chỉ sọ nó đã nghe lỏm được câu chuyện mình bàn tán..
ở vùng này ít lâu nay nhan nhản những thám tử của quan trấn thủ, chắc thầy
chẳng lạ.
Phạm Thái - vì nhà sư chính là Phạm Thái - giật mình nhớn nhác nhìn quanh.
Rồi quay lại bảo chú tiểu:
- Chú Quế, chú cứ đi thong thả nhé.
Dút lời chàng bước rất mau, hầu như chạy. Chú tiểu theo không kịp, đành để
thầy đi trước Một lúc lâu, Phạm Thái trở lại nói:
- Không biết nó biến đằng nào mất. Chẳng thấy bón nó đâu nữa.
- Bạch thầy, thật là một mối hoạn cho thầy trò ta.
Phạm Thái đương lo lắng ngẫm nghĩ, cũng phải bật cười bảo tiểu Quế:
- Chứ nên cất kỹ cái kho "hán tự bá láp" của chú đi. Mối gì là mối hoạn...
Nhưng ta hãy vào hàng này ngồi nghỉ uống bát nước chè tươi đã, rồi muốn ra sao
thì ra.
Hai thầy trò liền bước vào một cái quán bên đường ở đầu làng Ngọc Đôi. Ngày
xưa đó là một bến đò sầm uất. Nhưng từ khi vua Quang Trung đắp lại con đường
Bắch Thành qua Kinh Bắc đi thẳng lên Lạng Thương, Yên Thế, Lạng Sơn, thì bến
đò Ngọc Đôi đã thiên đến Cổ Mễ. Dần dần, người ta rỡ hết hàng quán để mang lại
dụng ở bến dưới, và bến cũ chẳng bao lâu đã thành một nơi bỏ hoang, còn trơ trọi
mỗi một cái quán nước bán bánh. Một bà lão già ở đó cùng với một đứa cháu gái
nhỏ lên chín lên mười ?
- A di đà phật? Bạch sư ông vào sơi nước!
- A di đà phật!
- Trời đã xế chiều rồi, sư ông ý chừng đến chùa Cổ Mễ?
- Không đâu bà hàng ạ, sãi tôi đi khuyên giáo lấy tiền sửa chùa Nghiêm Xá.
- A di đà phật? Vậy của ít, lòng nhiều, tôi xin cúng nhà chùa.
Vừa nói, bà lão vừa moi bọc lấy hai đồng kẽm bỏ vào thúng, khiến Phạm Thái
cảm động đưa mắt nhìn chú tiểu:
- Phúc đức quá? Tôi xin cầu trời phật độ trì cho bà.
Bỗng chú tiểu giơ tay trỏ cái cửa sổ trông ra sông, lớn tiếng bảo Phạm Thái:
- Kìa? Thầy coi?
Phạm Thái giật mình, vì chàng cũng vừa nhác thấy người bí mật ban nãy một
mình trên chiếc thuyền nan lênh đênh giữa giòng sông, nước chảy xiết. Chàng
buông một tiếng thở dài như để trút hết lòng lo sợ băn khoăn.
- Thì ra, chú ạ, người ấy không về trấn lỵ.
Hai thầy trò vui mừng từ giả bà hàng ra đi. Khi đến bến đò Cổ Mễ gặp một
bọn lính ở thành Bắc cũng vừa tới. Nhân dân thất kinh giãn cả ra khi thấy một
người trong bọn binh, chừng là cai đứng lên một mô đất bên sông và lớn tiếng nói:
- Có lệnh quan truyền không cho một tên lái đò nào chở sang ngang trong đêm
hôm nay. Phải để mai quan quân khám tín bài hành khách đã.
Phạm Thái đến gần người ấy và lễ phép hỏi:
- A di đà phật? Thưa thầy có việc gì quan hệ mới xảy ra mà cấm ngặt thế?
Người cai bép sép trả lời:
- Nghe như vừa có tin ở phủ Từ Sơn báo bọn Đào Phùng phá ngục trốn thoát.
Phạm Thái sửng sốt ngả đầu chào quay đi. Viên cai tưởng nhà sư sợ hãi, có
biết đâu rằng chàng kinh ngạc vì vừa nhớ lại vừa nhận ra người bí mật kìa là Đào
Phùng mà chàng đã gặp trong rừng Đình Bảng; Chàng quay lại bảo chú tiểu Quế:
- Tôi ta đi chẳng tối mất.
Phạm Thái hấp tấp như thế là vì trong bọc chàng có nhiều giấy quan trọng và
chàng sợ bọn lính đòi khám. Đi một quãng xa, chàng như không thể nhịn được
nữa, ôm bụng cười rũ rượi.
Chú tiểu hỏi:
- Bạch thầy, có chuyện chi mà thầy cười gớm ghiếc vậy?
- còn gì đáng cười cho bằng cách đề phòng của bọn bầy tôi Quang Toản.
- Đề phòng như thế thì có gì là đáng tức cười, bạch thầy?
- Lại còn không tức cười à? Việc quan trọng thế mà để tiết lộ sự bí mật? Đợi
người ta sang sông rồi mới cấm thuyền. Làm hai điều vô lý ấy thì chỉ có bọn bầy
tôi Quang Toản.
- Nhưng có ai sang sông cơ?
- Ai? Đào Phùng chớ còn ai nữa? Cái người mà thầy trò ta ngờ oan là thám tử,
chính là Đào Phùng đó.
- Sao thầy biết?
Phạm Thái ngần ngừ đáp:
- Đoán Nhưng việc của ta, ta hãy nghĩ đến đã. Bây giờ phải đi mau tới thành
Kinh Bắc.
- Đến nơi chắc cổng thành đã đóng rồi.
- Thì ta vào chùa Yên Xá.
Quả thực khi đến Kinh Bắc cầu treo đã kéo, và cổng thành đã đóng. Hai thầy
trò Phạm Thái liền tìm vào chùa Yên Xá trú ngụ.
Nửa đêm chú tiểu chợt thức giấc, không thấy sư ông nằm ở giường trên. Chú
đoán chừng thầy ra sau, nên chú lại ngủ ngay.
Sáng hôm sau, chú mở choàng mắt nhìn lên giường: sư ông vẫn còn ngũ, mà
coi như ngủ say lắm. Yên lặng sắp sữa hành lý đễ chờ thầy dậy.
Bỗng chú kêu rú lên một tiếng, khiến Phạm Thái tỉnh giấc hỏi:
- Cái gì thế, chú?
- Bạch sư ông, đâu mất bọc giấy?
- Giấy gì?
- Bạch thầy, giấy gói trong cái khăn nâu, mà thầy bảo là những bài phả khuyến
đem đi phát để quyên tiền.
Phạm Thái mỉm cười:
- Mất thì thôi.
Sau khi cùng sư ông chùa Yên Xá uống thiền trà, Phạm Thái cáo từ ra đi...
Vừa vào trong thành, chàng đã nghe thấy lời đồn huyên náo: "Tối hôm trước
có người đến dán gấy ở các cổng thành xúi giục nhân dân nổi loạn để đánh đổ nhà
Tây Sơn và phò nhà Lê lên ngôi trời. Gấy ấy hiện đã bóc nộp quan trấn thủ.
Nhưng ở trong thành còn nhiều người nhặt được cũng tờ giấy như thế mà không
biết ai bắn từ đâu tới vì tờ nào cũng quấn vào một cái tên. Phạm Thái hỏi một
người đàn bà:
- Có thể xem được không bà?
Người kia vênh mặt bỉu môi, nhiếc nhà sư:
- Xem? Có mà mất đầu? Ai dám chứa cái của nợ ấy ở trong nhà mà xem được?
Hai thầy trò Phạm Thái ung dung đến một hàng cơm quen thuộc ở phố Tiền
Môn. Chủ quán đon đả ra cửa mời chào :
- A di đà phật? Đã lâu lắm mới thấy sư ông Phổ Chiêu đến hàng. Mời sư ông
vào nhà trong cho tĩnh .
Vốn biết sư ông thích rượu nhắm thịt gà nướng chả, chủ quán sợ để ngài ngôì
ngoài hàng, ngài ngượng không dám gọi lulung món "thiền giới" ấy, nên có nhã ý
mời ngài vào một phòng vắng để ngài được tự tiện muốn dùng thứ gì thì dùng, dầu
"cẩu nhục đi nữa không sao.
Phạm Thái vừa nhắp cạn chén trà mạn tống khẩu thì ở ngoài hàng có tiếng
nguyền rủa ôm xòm. Chàng tò mò ra xem: Một công tử cầm tờ giấy đầu chữ in
bảo chủ quán:
- Ta đến trước cửa hàng nhà ngươi bắt được mảnh giấy ghê gớm này.
Phạm Thái đến gần thì vừa gặp chú tiểu tỏ vẻ kinh ngạc đưa mắt nhìn chàng.
Chàng cũn quắc mắt nhìn lại, rồi ôn tồn hỏi người vừa vào:
- Tờ giấy gì thế? Công tử đọc cho tôi nghe với.
- Một tờ giấy chữ nôm, nhà sư ạ. Chẳng biết đứa nào hỗn xược dám viết, dám
in những câu phạm thượng thế này.
Rồi chàng lẩm nhẫm đọc:
"Từ khi đức Thái tổ nhà Lê ta khởi nghĩa ở Lam Sơn đánh đuổi quân Minh mà
lấy lại giang sơn gấm vóc tới nay, trải có hai mươi bốn đời vua, gần bốn trăm
năm dựng nghiệp đế, thừa lệnh trời trị nhân dân trăm họ. Tuy trong khoảng vài
chục năm, cha con họ Mạc manh tâm phản phúc thoán đoạt ngôi rồng nhưng lĩ
trời riết ráo kẻ thoán nghịch tránh sao cho khỏi thoát sa vào.
"Nay anh em cha con Tây Sơn ngu độn, bạo ngươc, chẳng hiểa u lẽ mệnh trời,
chẳng nghĩ tới nghĩa vua tôi, dám dấy quân phản loạn để đến nỗi hoàng đếphải
phiêu lưu đất khách gần mười năm nay. Than ôi, vua bị nhục, bầy tôi phải chết!
Nay vua ta bị nhục mà ta nỡ sống an nhàn đươc ru?
"Hỡi anh em, ta phải tỏ cho quân Tây Sơn biết rằng đất Bắc chẳng thiếu anh
hùng, nghĩa sĩ. Anh em hẳn còn nhớ câu nói ngạo mạn, khinh thị của Nguyễn Huệ
khi hắn mới tới Thăng Long. Hắn nói rằng: Ngoài Bắc Hà chỉ có mỗi một thằng
Chỉnh, nay đã theo hầu tao rồi. Còn thì toàn một giống giẽ giun, cầy sấy ".
"anh em đã nghe rõ chưa?
"Vậy nào những ai là bầy tôi trung nhà Lê - mà ai lại không là bầy tôi trung
nhà Lê, vì ông cha chúng ta đều đời đời ăn lộc nhà Lê, - hãy đêm ĩờĩ lo toan việc
khởi nghĩaphục thù cho nhà Lê đi. Bọn chúng tôi hơp tập đươc một đảng có mấy
vạn người tản mát khắp các nơi, chỉ chờ anh em trong nước tiếp ứng là khởi sự đó
thôi
Ký tên :
"Những tôi trung của nhà Đại Lê
Niên hiệu Chiêu Thống thứ mười hai "
Nghe đọc xong tờ hịch Phạm Thái nói:
- A di đà phật? Lời lẽ mạnh quá?
- Nhưng ta phải mang tờ giấy này lên trình quan trấn thủ mới được.
Dút lời, chàng hấp tấp đứng dậy đi thẳng.
Chàng công tử vừa ra khỏi thì một bọn quan võ đến hàng thét bảo chủ quán
làm rượu.
Phạm Thái nghe một người nói:
- Đã biết mà? Nó chưa đi thoát vùng này mà?
- Ngài nói Đào Phùng?
- Chứ còn ai? Gớm thật? Vừa trốn ở ngục ra đã táo tợn dám đi rải hịch xúi dân
làm loạn được rồi.
Một người hỏi:
- Những tờ hịch chữ in. Vậy nó khắc, nó in sao chóng thế được?
Một người khác, giọng bí mật:
- ồ phải biết, đảng nó to lắm?
Phạm Thái mỉm cười, quay vào nhà trong uống rượu.

Hồi trước Hồi sau

"Ủng hộ" mình duy trì website nhé.
Đổi DNS sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 để vào web nhanh hơn, chi tiết search Google cách đổi dùm mình.
Link aff nếu mua hàng từ 2 sàn: shopee ở đây còn lazada ở đây.